(Tổ Quốc) - Theo tờ National interest, Moscow không xem đây là lợi ích quốc gia cốt lõi nhưng luôn nhìn thấy cơ hội từ các căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên.
Những gì Nga muốn ở Triều Tiên?
Chính quyền Tổng thống Trump có thể phải đối mặt với nhiều thách thức sau các căng thẳng với Nga.
Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh:Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra tầm nhìn với Triều Tiên sau hai cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Điều này có thể mang lại hữu ích cho Nga trong thời điểm này. Giới quan sát cho rằng, miễn là Washington làm suy yếu lợi ích với Moscow thì Tổng thống Vladimir Putin vẫn sẽ có cách gia tăng ảnh hưởng của Nga đối với thế giới.
Vào tuần trước, Tổng thống Putin đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Vladivostok. Cuộc gặp Nga-Triều diễn ra ngay sau thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gọi thượng đỉnh Vladivostok là cuộc gặp trao đổi mang ý nghĩa dựa trên lợi ích chung và các vấn đề hiện tại. Thêm vào đó, ngoại giao gần đây đã giúp Nga ít nhất có ảnh hưởng tại bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên và Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì quan hệ trong thời gian dài với các tương quan ảnh hưởng về kinh tế, lịch sử và văn hóa trong thời gian qua.
Rất ít thay đổi với Moscow trong 3 thập kỷ qua. Sự chú ý của Nga tập trung vào phương Tây, mở rộng ảnh hưởng trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, can thiệp quân sự ở Balkan và các liên quan trong Gruzia và Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu gia tăng ảnh hưởng tại nhiều nơi khác. Tại Syria là một ví dụ điển hình, hay Venezuela và hiện tại là Triều Tiên.
Theo national interest, sự trở lại của Nga với Triều Tiên là một phản ứng đối với Mỹ mà không chỉ riêng tính đến lợi ích quốc gia. Moscow lo lắng về sự hiện diện của quân đội Mỹ gần phía Tây.
Theo national interest, Tổng thống Putin từng nhấn mạnh rằng: "Chúng ta cần phải phục hồi lại sức mạnh luật quốc tế".
Thực tế Tổng thống Vladimir Putin đã mang quan điểm này đến bán đảo Triều Tiên, bứt phát cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Triều cùng với đó là gia tăng ảnh hưởng vai trò của Moscow. Tổng thống Putin cho biết, nếu luật quốc tế tiếp tục được sửa đổi thì đây sẽ là bước đi đầu tiên nhằm giải quyết các thách thức tại bán đảo Triều Tiên.
Thêm vào đó, Tổng thống Putin cũng kêu gọi khởi động lại đàm phán 6 bên, bao gồm Nhật Bản, Nga, Mỹ, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này mang lại ít ý nghĩa kể từ khi Bình Nhưỡng đã có các cuộc gặp thượng đỉnh với Mỹ.
"Không để phụ thuộc vào riêng Mỹ và Trung Quốc"
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện tại cũng đã có các cuộc gặp trực tiếp với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, Seoul, Moscow và quan trọng hơn là Mỹ. Với Nhật Bản, thượng đỉnh Mỹ-Nhật cũng đang lên kế hoạch.
Điều quan trọng hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa ra gợi ý từng bước đàm phán nhằm đảm bảo an ninh của Mỹ. Ông Putin có nhắc đến thượng đỉnh 6 bên là một ví dụ cho tương lai quan hệ của Triều Tiên với thế giới. "Tiến trình phi hạt nhân hóa chỉ có thể đạt được nếu chúng ta từng bước tôn trong lợi ích của hai bên. Những gì xảy ra là sự thật, thuyết phục rằng Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đang chuẩn bị cho tiến trình phi hạt nhân hóa", Tổng thống Putin cho biết.
Có lý do rõ ràng để nghi ngờ chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể từ bỏ vũ khí hoàn toàn. Thực tế, không chỉ Tổng thống Trump mà một số nhà lãnh đạo thế giới khác cũng hoài nghi về điều này. Thượng đỉnh Singapore gợi ý hai bên cải thiện quan hệ song phương và tạo không khí hài hòa cho các đàm phán tiếp tục. Sự thật, mục đích chính cho các đàm phán vẫn là tập trung vào nỗ lực giải giáp vũ khí.
Tuy nhiên, thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã không thể có tuyên bố chung. Điều đó ắt hẳn chính quyề nhà lãnh đạo Kim Jong-un có chút lo lắng.
Thượng đỉnh Nga-Triều đã diễn ra ngay sau đó. Giới chuyên gia đặt ra câu hỏi: Liệu Moscow đã đưa ra hứa hẹn cá nhân hỗ trợ Triều Tiên hay chỉ đơn giản ngỏ ý muốn giúp Bình Nhưỡng giảm các trừng phạt từ phía Mỹ trong thượng đỉnh Nga-Triều?
Giới chuyên gia đặt ra nhiều giả thuyết từ các động thái của Moscow, gợi ý về khả năng tăng cường ảnh hưởng của nước này trong vấn đề hiện đang nổi cộm là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Theo national interest, lợi ích của Nga từ phía Triều Tiên sẽ là rất ít. Thị trường Bình Nhưỡng nhỏ và rất khó để kiểm soát, đặc biệt trong bối cảnh chịu các trừng phạt của Mỹ. Thêm vào đó, việc hỗ trợ Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng với Washington là định hướng của Moscow đối với Đông Bắc Á. Các lợi ích ngoại giao của Triều Tiên cùng với những người bạn khác sẽ giúp Bình Nhưỡng độc lập hơn với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục vẫn nắm quân cờ ngoại giao trong tay. Sau cuộc gặp với Tổng thống Putin, thượng đỉnh với Thủ tướng Shinzo Abe đang được chờ đợi.