• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới giữa dịch Covid-19

Thế giới 30/11/2021 11:38

(Tổ Quốc) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng và thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng đã đẩy chi phí sinh hoạt ở nhiều thành phố lớn nhất thế giới lên cao và lạm phát đang ghi nhận mức tăng nhanh nhất trong vòng 5 năm qua.

Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) về chỉ số Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu năm nay đã cho thấy nhiều sự biến động. Chỉ số Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu năm 2021 theo dõi chi phí sinh hoạt tại 173 thành phố khắp toàn cầu - nhiều hơn 40 so với năm ngoái - và so sánh giá của hơn 200 sản phẩm và dịch vụ hàng ngày. Dữ liệu cho cuộc khảo sát, đã được thực hiện trong hơn ba thập kỷ, được nhóm các nhà nghiên cứu toàn cầu của EIU thu thập vào mỗi tháng 3 và tháng 9. Chỉ số này được so sánh với giá cả ở thành phố New York, do đó các thành phố có tiền tệ mạnh hơn so với đô la Mỹ có khả năng đạt thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng.

Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới giữa dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Tel Aviv của Israel lần đầu tiên đứng đầu danh sách Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu. Ảnh: CNN.

Theo bảng xếp hạng năm nay, thành phố Tel Aviv của Israel lần đầu tiên đứng đầu danh sách, vượt qua thủ lĩnh của năm ngoái là Paris, hiện đang xếp ở vị trí thứ hai với Singapore. EIU cho rằng sự leo bậc thang mạnh mẽ của Tel Aviv là do sự gia tăng của giá hàng hóa và vận tải cũng như sức mạnh của đồng shekel Israel so với đô la Mỹ.

Zurich và Hong Kong lần lượt ở vị trí thứ 4 và 5. New York, Geneva, Copenhagen, Los Angeles và Osaka chiếm các vị trí còn lại trong top 10. Các thứ hạng cao chủ yếu là các thành phố phát triển châu Âu và châu Á. Các thành phố có thứ hạng thấp nhất chủ yếu ở Trung Đông, châu Phi và các khu vực kém giàu có hơn ở châu Á.

EIU cũng đánh giá rằng, giá hàng hóa và dịch vụ trung bình được đề cập trong chỉ số này đã tăng 3,5% so với năm trước tính theo nội tệ, so với mức tăng 1,9% vào thời điểm này năm ngoái.

Những vấn đề về chuỗi cung ứng toàn cầu đã góp phần làm tăng giá cả trong khi đại dịch Covid-19 cũng như các hạn chế xã hội vẫn đang ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại trên khắp thế giới. Và khi có thêm một biến chủng virus corona mới đang kéo theo nhiều quan ngại, những khó khăn trên có thể còn kéo dài.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ