• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nỗ lực viện trợ nhưng chiến lược "ngoại giao khẩu trang" của TQ khiến các nước nghi ngại

Thế giới 30/03/2020 06:12

(Tổ Quốc) - Các nhà phân tích nói rằng chính sách "ngoại giao khẩu trang" của nước này khó có thể thuyết phục các nhà phê bình phương Tây.

Nỗ lực lớn của Trung Quốc

Khi các nhân viên y tế trên toàn cầu chật vật tìm đủ giường bệnh và vật tư y tế nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra, Trung Quốc đã bước tới.

Đức, Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nước khác cũng làm vậy. Nhưng những nỗ lực của Bắc Kinh - mà truyền thông Trung Quốc gọi là - "giải pháp chống lại đại dịch của Trung Quốc" - đã nhận lại phản ứng trái chiều.

Hai tuần trước, khi Ý trở thành tâm chấn mới của đại dịch, Trung Quốc đã cử đội ngũ chuyên gia y tế đầu tiên và hàng tấn nhu yếu phẩm cần thiết cho nước này.

Các quốc gia khác cũng tham gia hỗ trợ những nước bị chịu tác động bởi cuộc bệnh dịch. Các bệnh viện Đức cho biết họ đang tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 nặng từ Ý và Pháp.

Quân đội Mỹ cho biết họ đã chuyển các thiết bị và dụng cụ y tế từ căn cứ ở thành phố cảng Livorno của Ý đến khu vực bị ảnh hưởng nặng của vùng Bologna, Ý. Ngoại trưởng Mike Pompeo trước cho biết Mỹ đã cung cấp hơn 100 triệu USD viện trợ y tế cho các quốc gia khác - bao gồm cả "địch thủ" Iran.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp viện trợ nhân đạo trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, nhưng theo các quan chức Bắc Kinh, đây là nỗ lực lớn nhất kể từ năm 1949.

Luo Zhaohui, Thứ trưởng ngoại giao, hôm thứ Năm cho biết Bắc Kinh đã cung cấp viện trợ khẩn cấp - bao gồm bộ dụng cụ thử nghiệm và khẩu trang - cho 83 quốc gia vì Trung Quốc đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ những gì có thể cho các nước đang cần.

Ông cũng cho biết nước này muốn chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu với đại dịch cho các nước.

Phương Tây nghi ngại

Nhưng phản ứng của Trung Quốc đã gây lo ngại ở phương Tây. Marcin Przychodniak, một nhà phân tích tại Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan, cho biết các nước tiếp nhận nguồn cung, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu, sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của Bắc Kinh, nhưng có những lo ngại về động cơ chính trị và kinh tế tiềm ẩn đằng sau nó.

Ông Josep Borrell, người đứng đầu Ủy ban chính sách đối ngoại của EU, đã cảnh báo về chiến dịch quyền lực mềm của Bắc Kinh, nói rằng Châu Âu phải nhận thức được nỗ lực giành ảnh hưởng thông qua nhà động hào phóng.

Một ví dụ là việc quyên góp 800.000 khẩu trang của Huawei cho Hà Lan vào tuần trước. Các nhà phân tích đã đặt câu hỏi liệu điều này được thúc đẩy bởi lòng vị tha hay bởi cuộc đấu giá viễn thông 5G dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Amsterdam vào tháng 6?

Miwa Hirono, một chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Ritsumeikan ở Nhật Bản, cho biết không giống như hỗ trợ y tế mà Bắc Kinh cung cấp cho Tây Phi trong đợt dịch Ebola từ 2014 đến 2016, chính sách "ngoại giao khẩu tranh" của Trung Quốc thường liên quan đến giả định rằng nước này đang cố gắng để dẫn đầu thế giới bằng cách cải thiện hình ảnh và tăng cường sức mạnh mềm bằng cách cung cấp khẩu trang.

Những lời đề nghị như vậy từ Bắc Kinh, theo Hirono, dường như không làm được gì nhiều để cải thiện hình ảnh của nước này ở nước ngoài.

Trong thời gian ngắn, những quốc gia nhận mặt nạ và thiết bị y tế sẽ đánh giá cao sự hỗ trợ của Trung Quốc, cô nói.

Nhưng về lâu dài, thật khó để những quốc gia trước đó vốn lo ngại với Trung Quốc liên quan đến các vấn đề công nghệ và bẫy nợ - sẽ đột nhiên quên đi tất cả những vấn đề đó và ủng hộ quyền lực mề của Trung Quốc, đơn giản là vì Trung Quốc đã cung cấp khẩu trang.

Nỗ lực viện trợ nhưng chiến lược ngoại giao khẩu trang của TQ khiến các nước nghi ngại - Ảnh 3.

Minh Khôi

NỔI BẬT TRANG CHỦ