(Tổ Quốc) - Washington có nhiều cách để gây áp lực đối với Iran nhằm hạn chế ảnh hưởng của Tehran tại Trung Đông.
Chính sách mới Mỹ gây sức ép đối với Iran
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông báo thành lập “Nhóm hành động” (AIG) vào ngày 16/8. Việc ra đời của nhóm AIG là sự khởi đầu cho các chính sách hiện tại của Mỹ nhằm tác động vào Iran. Chính sách mới không chỉ là phản ứng của Tổng thống Trump nhằm rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà còn được thông qua bởi Quốc hội, trong đó có Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng quốc gia (NDAA) vào ngày 6/8.
Ảnh minh họa. Nguồn:CNN |
NDAA tập trung vào việc thay đổi Iran, trong đó nhấn mạnh đến nỗ lực của Mỹ đối phó với các chính sách của Iran tại Trung Đông. Các vấn đề của Iran hiện tại là mối đe dọa tên lửa đạn đạo và vai trò ảnh hưởng tại Iraq, Syria và Lebanon. Điều 1237 của NDAA nêu rõ: “Bộ trưởng quốc phòng và Ngoại trưởng Mỹ nên xây dựng chiến lược với các đối tác nước ngoài nhằm đối phó với các hành động bất ổn của Iran.
Ngoại trưởng Mike Pompeo từng tuyên bố: “Tehran phải chịu trách nhiệm trước các vi phạm và gây bất ổn cho Mỹ, các đồng minh và đối tác”
Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã bổ nhiệm ông Brian Hook đứng đầu nhóm IAG trong nỗ lực đối phó với các ảnh hưởng của Iran. Đạo luật IDAA thắt chặt các biện pháp đối phó với Iran nhằm ngăn chặn sự phát triển công nghệ và biện pháp đối phó với các hoạt động của Tehran. Các báo cáo cũng được trình lên Quốc hội hàng năm về tiến độ.
NDAA cũng tìm cách giải quyết vai trò của Iran tại Iraq. Điều 1234 cũng yêu cầu bác bỏ bất kỳ nhóm nào có quan hệ với lực lượng Vệ binh cách mạng Iran.
Khi Mỹ vạch ra chiến lược đối đầu với lực lượng tại Lebanon, Syria, Iraq và Yemen thì Đạo luật NDAA cũng thúc đẩy hợp tác về quốc phòng tên lửa đạn đạo.
Đạo luật NDAA tập trung vào nhóm hành động mới. Đây là trọng tâm cho phương án của Mỹ tại Syria, trong đó nhằm vào Iran. Đó là bởi vì Iran luôn là “quân cờ” rắc rối đối với Mỹ trong thế trận Syria. Tại Yemen, mâu thuẫn cũng trở nên căng thẳng hơn. Saudi Arabia và UAE liên tục thúc đẩy hợp tác trên thực địa cùng với lực lượng chính phủ Yemen nhằm đối phó với lực lượng Houthis. Tại Lebanon, vai trò quân sự và chính trị của Hezbollah được xem là thách thức và tìm cách đối phó với các vấn đề mà Washington đang vướng phải trong nhiều năm qua.
Thế trận Syria “giằng co” Mỹ và Iran
Tại Syria, chính quyền Tổng thống Trump đang nỗ lực cho cuộc chiến chống khủng bố và tìm cách duy trì cuộc chiến này đồng thời đảm bảo Iran không thể lấp đầy khoảng trống của khủng bố IS. Các lo lắng cũng được thấy trong báo cáo thanh tra của Bộ Quốc phòng mới, bao gồm hoạt động từ tháng tư đến tháng sáu trong năm nay. Báo cáo đã được công bố vào tháng 8. Về chi tiết,Tướng Joseph Votel - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết, Mỹ đang sử dụng các biện pháp gián tiếp nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Iran tại Syria.
Mặt khác Iran cũng huy động thêm 3000 lực lượng vệ binh cách mạng tại Syria cùng với hàng nghìn phiến quân tại 10 căn cứ quân sự của nước này.
Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang gia tăng sự hiện diện tại phía Đông Syria nhằm thực hiện sứ mệnh chống khủng bố IS. Trong động thái hàng loạt các hoạt động trong ngày 17/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo chi phí cam kết từ các nước trong đó có Saudi Arabia với trị giá 300 triệu đôla nhằm bình ổn phía Đông Syria.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, Mỹ liên tục thảo luận chính sách Syria với Moscow đồng thời nhấn mạnh rằng, Nga không cam kết thúc đẩy hiện diện của Iran và Moscow cho biết tình hình sẽ ổn hơn nếu Iran rút khỏi.
Ông Bolton cũng cho biết, Mỹ phản đối nỗ lực của Iran nhằm tạo ra vòng kiểm soát từ Iran thông qua khu vực Shia của Iran vào Iran, liên kết với Hezbollah. Ông Bolton hỗ trợ nỗ lực của Israel nhằm ngăn chặn quá trình vận chuyển vũ khí đến Hezbollah vào Syria. Ông Bolton cũng cho biết rằng Mỹ muốn tạo sức ép tối đa vào chính quyền Syria nhằm hạn chế các chương trình vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo và ảnh hưởng mạnh của Tehran trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mattis là chìa khóa trong chính sách mới của Mỹ. Ông Mattis cho rằng Iran đang gây nên nhiều bất ổn tại khu vực. Theo ông Mattis, Washington sẽ tiếp tục có chính sách thay đổi trong việc đối phó với Iran.
Chính sách của Mỹ trong thời gian sắp tới và các biện pháp của Washington nhằm tìm kiếm nỗ lực hợp tác để đối phó với Tehran. Các nhà quan sát đặt ra câu hỏi rằng sự hiện diện của Mỹ tại Đông Syria có thể đẩy Iran ra khỏi khu vực này hay không? Nếu điều đó xảy ra thì Hezbollah có thể sẽ bị ngăn chặn quá trình chuyển giao vũ khí hay không? Và câu hỏi lớn nhất là điều gì sẽ xảy ra tại Iraq?
Washington có các đồng minh khác tại Iraq, bao gồm các lực lượng người Kurd tại phía bắc và sẽ tiếp tục gây sức ép đối với chính quyền Iran. Chính quyền Tổng thống Trump hiện tại cũng có nhiều công cụ và các thức phối hợp giữa các bên nhằm tiếp tục gây cô lập đối với Tehran./.