(Tổ Quốc) - Thế giới bày tỏ nhiều căng thẳng sau khi Mỹ tuyên bố về bản báo cáo "Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân" vào ngày 2/2.
Báo cáo tình trạng hạt nhân của Mỹ
Mỹ đưa ra báo cáo "Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân" vào ngày 2/2, trong đó bày tỏ lập trường cứng rắn kiểm soát vũ khí và cam kết cấm phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, báo cáo của Mỹ đã nhận sự chỉ trích của quốc tế.
Mỹ đưa ra báo cáo "Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân". Ảnh:Sputnik |
Bản báo cáo tuyên bố, việc ngăn chặn hạt nhân của Mỹ là cần thiết trong bối cảnh gia tăng các đe dọa toàn cầu. Bản báo cáo kiềm chế việc phát triển vũ khí hạt mới của Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.
Báo cáo "Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân" có quy định việc tích hợp năng lực hạt nhân vào máy bay chiến đấu F-35, triển khai đầu đạn hạt nhân năng suất thấp trên biển và phát triển các vũ khí chiến lược mới. Bộ Quốc phòng Mỹ xác định sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp cần thiết.
Báo cáo "Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân" là bản báo cáo đưa ra cơ sở cho chính sách hạt nhân của Mỹ, được soạn thảo và công bố tám năm một lần. Cho đến nay, Mỹ đã ba lần công bố Báo cáo này lần lượt vào năm 1994 dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, năm 2002 dưới thời cựu Tổng thống George Bush, năm 2010 dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Ông Hassan Beheshtipour, nhà quan sát chính trị Iran, một chuyên gia về vấn đề hạt nhân và chính sách ngoại giao đồng thời là một nhà phân tích trên Press TV đã nói trên Sputnik trong một cuộc phỏng vấn rằng, báo cáo “Đánh giá chung về tình trạng hạt nhân” của Mỹ không chỉ là mối đe dọa đối với các quốc gia nằm trong danh sách mà còn là thách thức đối với thế giới và loài người.
“Tham vọng của Mỹ nhằm tiến tới một cuộc chạy đua vũ trang khác. Các quốc gia sẽ lại tiếp tục tăng cường sản xuất vũ khí và cải thiện năng lực hạt nhân. Đổi lại, điều này sẽ phá vỡ cân bằng quyền lực hạt nhân toàn cầu”, ông Beheshtipour cho biết.
Theo ông Beheshtipour, Tổng thống Mỹ Donald Trump vốn là một nhà kinh tế. Do đó, ông Trump tin tưởng rằng mọi thứ có thể đo bằng đồng đôla.
“Các quyết định của ông Trump trong năm đầu tiên là Tổng thống Mỹ chỉ ra rằng, ông chủ Nhà Trắng chưa nắm bắt được thực tế toàn cầu về lĩnh vực quốc phòng. Ông Trump tin tưởng có thể có lợi ích từ vũ khí hạt nhân. Điều này giống như đang chơi với lửa”, ông Beheshtipour nói thêm.
Mối đe dọa đối với thế giới
Ông Beheshtipour cho rằng, các cáo buộc của Mỹ đối với Iran là “ngớ ngẩn”. Mỹ luôn muốn Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân và phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình và tất cả sẽ được kiểm soát thông qua Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
“Lập trường khiêu khích đối với Nga và Trung Quốc trong bản báo cáo của Mỹ thực sự gây bất ngờ. Cả Moscow và Bắc Kinh đều có năng lực phát triển hạt nhân. Các quốc gia khác bao gồm Anh, Pháp, Ấn Độ và Triều Tiên cũng như vậy. Tôi hi vọng Mỹ có thể cân nhắc lại báo cáo này. Nếu không, hậu quả diễn ra sẽ không ai kiểm soát được.
Nhà phân tích chính trị Iran Mostafa Azerian chỉ ra rằng, các mối đe dọa trong bản báo cáo là hoàn toàn ảo tưởng. Các siêu cường thế giới không thể tin tưởng điều đó là sự thật
Trong các thập kỷ qua, Mỹ đã chứng tỏ quan tâm đến việc kiểm soát trật tự thế giới và bày tỏ không chấp nhận các quốc gia khác phát triển công nghệ và tiềm năng quân sự nhanh như vậy. Chẳng hạn như Nga. Trong những thập kỷ gần đây, đất nước này không chỉ cố gắng xây dựng tiềm năng quân sự mà còn phát triển kho vũ khí hạt nhân. Nga liên tục gây ảnh hưởng toàn cầu”, ông Beheshtipour nói thêm.
“Nói về Iran, Mỹ liên tục cho rằng quốc gia Hồi giáo này là mối đe dọa lớn đối với Mỹ và toàn thế giới”, ông Beheshtipour nói.
Theo nhà phân tích này, thỏa thuận hạt nhân Iran luôn có sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế. Không ai tin tưởng vào câu chuyện cổ tích của Mỹ với cáo buộc quả bom hạt nhân lớn Iran là mối đe dọa đối với hòa bình thế giới. Chuyên gia này nói trên Sputnik, ông tin tưởng rằng, liên minh chính trị mạnh mẽ giữa Moscow, Bắc Kinh và Tehran sẽ trở thành lá chắn đối với các động thái nguy hiểm của Mỹ.
Ông Beheshtipour cho biết, chúng ta không nên bỏ qua về thỏa thuận quốc tế mà Mỹ tham gia. Mỹ không thể đơn phương rút khỏi và bác bỏ cam kết.
“Tôi tin tưởng rằng, để ngăn chặn thảm họa kịch bản chạy đua hạt nhân, ủy ban đặc biệt dưới sự kiểm soát của Liên Hợp Quốc hoặc Ủy ban đặc biệt của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) nên gây sức ép đối với Mỹ nhằm cân nhắc lại bản báo cáo này”, ông Beheshtipour nói thêm.
Các tổ chức an ninh và hòa bình thế giới phải bắt đầu chiến dịch đối phó với động thái này. Theo chuyên gia Beheshtipour, điều này có thể khiến cho thế giới đối mặt với nhiều đe dọa. Hậu quả sẽ còn tồi tệ hơn nếu xung đột xảy ra.