(Tổ Quốc) - Nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong-un đã ở Nga vào sáng ngày 24/4 chuẩn bị cho thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thành phố cảng Vladivostok.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Chủ tịch Kim cùng các quan chức Triều Tiên đã rời Bình Nhưỡng trên một chuyến tàu bọc thép đặc chủng màu xanh tới Nga. Hãng thông tấn Nga Tass cũng trích dẫn lời một quan chức địa phương cho biết, Chủ tịch Kim đã nhận đóa hoa tươi thắm cùng với bánh mì và muối - hương vị truyền thống của Nga ngay tại ga tàu Hasan.
Hình ảnh Chủ tịch Kim tại ga tàu Triều Tiên trước khi rời đi Nga. Ảnh:KCNA
Cố vấn điện Kremlin - Yuri Ushakov đã nói trên truyền thông Nga rằng, thượng đỉnh sẽ thảo luận về chương trình hạt nhân Triều Tiên, đồng thời cho biết Nga sẽ tìm cách thúc đẩy các gợi mở tích cực từ tín hiệu thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim.
Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Kim diễn ra sau 2 tháng thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai trong bối cảnh Mỹ -Triều vẫn tiếp tục căng thẳng từ các lệnh trừng phạt.
Chủ tịch Kim Jong-un sẽ là lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên đến Nga kể từ năm 2011.
Hình ảnh mới nhất Chủ tịch Kim Jong-un trước khi lên tàu sang Nga. Ảnh:KCNA
Các chuyên gia cho rằng, Chủ tịch Kim dường như đang thúc đẩy quan hệ gần gũi với Nga và Trung Quốc trong bối cảnh chưa thể tìm được tiếng nói chung trong đàm phán Mỹ-Triều.
Điều này vẫn chưa rõ ràng liệu vai trò của Nga có thể khởi động lại ngoại giao hạt nhân, tuy nhiên, thượng đỉnh cho thể giúp Tổng thống Putin tăng cường ảnh hưởng trong chính trị và có chút ít ảnh hưởng trong vấn đề hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên.
Cố vấn của Tổng thống Putin – ông Ushakov cũng nói rằng, Kremlin sẽ cố gắng tạo không khí mang tính chất xây dựng nhằm có thể đạt được ít nhiều trong thảo luận về vấn đề bán đảo Triều Tiên.
Theo ông Ushakov, cả Nga và Trung Quốc đều thể hiện sự ủng hộ đối với Triều Tiên trong việc giải giáp vũ khí hạt nhân và kêu gọi việc nới lỏng trừng phạt của Washington đối với Bình Nhưỡng.
Theo ông Ushakov, thượng đỉnh Nga-Triều sẽ bao gồm cả việc thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới. Nga cũng muốn thúc đẩy hợp tác tiếp cận với nguồn khoáng sản của Triều tiên, bao gồm kim loại hiếm. Về phần mình, Bình Nhưỡng sẽ hỗ trợ việc cung cấp điện và thu hút đầu tư Nga vào nhà máy công nghiệp, đường sát và cơ sở hạ tầng khác.