• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nước Nga hành trình 15 năm: Nước cờ chiến lược với thế giới sẽ đi về đâu?

Thế giới 26/06/2020 11:07

(Tổ Quốc) - Tổng thống Nga Putin đang đề xuất quá trình cải cách Hiến pháp thêm 15 năm nữa nhằm gia tăng thêm quyền lực cho nước Nga.

Theo tờ Financial Times, Tổng thống Vladimir Putin có thể dành thời gian trong tương lai tiếp tục các vấn đề liên quan đến phương Tây nếu quá trình sửa đổi Hiếp pháp được thông qua.

Nước Nga hành trình 15 năm: Nước cờ chiến lược với thế giới sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể loại bỏ các mâu thuẫn từ chiến tranh lạnh và bắt đầu nhìn nhận lại thách thức mới đối với sức mạnh của nước Nga trong thời gian tới. Cho đến nay, chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin mang tính chiến thuật hơn là chiến lược, giới quan sát nhận xét. Mục tiêu của Nga tiếp tục xuất hiện. Nước Nga trong thời gian qua liên tục đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu và không hề có bất kỳ điều gì bất thường trong vấn đề này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục xây dựng vị thế của mình trong nỗ lực nâng tầm ảnh hưởng của Moscow đối với toàn cầu. Trên tất cả, Tổng thống Putin luôn kỳ vọng một nước Nga lớn mạnh sánh vai cùng với Mỹ. Giới quan sát cho rằng, Kremlin sẵn sàng hi sinh lợi ích chiến lược để xuất hiện và nâng tầm ảnh hưởng. Sự gần gũi của Moscow và Bắc Kinh gần đây đánh dấu vai trò đối tác quan trọng và đưa Nga lên tầm ảnh hưởng mới.

Theo Financial Times, điện Kremlin trong tuần này đã tổ chức kỷ niệm 75 năm Chiến thắng liên bang Xô Viết sau thời gian trì hoãn vì dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cuộc diễu hành quân đội Nga khắp các đường phố của Moscow đã diễn ra cùng với sự phô diễn sức mạnh vũ khí tối tân nhất của quốc gia này. Tiếp theo đó, cuộc bỏ phiếu lấy ý kiến người dân về sửa đổi Hiến pháp đang được triển khai. Nếu thông qua, Tổng thống Putin sẽ tiếp tục kéo dài thêm thời gian đến năm 2036 với vai trò người lãnh đạo đứng đầu nước Nga.

Theo tờ báo, các chuyên gia cho rằng, Tống thống Vladimir Putin đã dành hai thập kỷ đầu tiên với nhiều ồn ào với phương Tây. Thế giới quan của Tổng thống Putin được định hình trong chiến tranh lạnh và các căng thẳng với phương Tây từ thời liên bang Xô Viết. Với suy nghĩ này, liên minh NATO do Mỹ dẫn đầu vẫn là thách thức đối với Nga và mục tiêu của điện Kremlin ắt hẳn phải đảm bảo sự tôn trọng đối với Washington.

Đại dịch Covid-19 đang khiến Nga trở nên khó khăn hơn khi các ca nhiễm tăng nhanh khó kiểm soát. Hệ lụy dẫn tới suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Việc sụt giảm giá dầu đã ảnh hưởng phần nào đến kinh tế nước này. Các vấn đề của Nga liên quan đến Ukraine hay sự can thiệp của Moscow đối với vấn đề Syria và Libya đã bắt đầu nhìn thấy các tín hiệu không phù hợp, tờ Financial Times cho biết.

Ngân hàng World Bank đã xếp Nga ở vị trí thứ 11 thế giới sau các quốc gia như Italy, Canada và Brazil chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Sức mạnh của Nga hiện tại chủ yếu nằm ở kho vũ khí hạt nhân và Tổng thống Putin sẵn sàng sử dụng năng lực công nghệ và sức mạnh quân sự để tác động đến thế giới nâng tầm ảnh hưởng của Moscow.

Tất nhiên, Tổng thống Nga có thể ủng hộ Tổng thống Trump tái tranh cử vào cuối năm nay trong bầu cử Mỹ. Theo giới quan sát, nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và liên minh nếu ông Trump tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 11. Câu hỏi đặt ra của nhà lãnh đạo Nga có tư duy chiến lược là tại sao Nga vẫn tiếp tục xem liên minh NATO là một thách thức. Tổng thống Putin sẽ làm tốt hơn trong định hướng chính sách ngoại giao với Trung Quốc hay không?

Ở một cấp độ nào đó, quan hệ giữa Trung Quốc và Nga được hiểu là hoàn hảo. Cả hai quốc gia được cho là gạt bỏ trật tự toàn cầu do Mỹ thiết lập và các quan niệm hệ thống quy tắc áp đặt các giá trị phương Tây để vươn lên tầm ảnh hưởng. Cả hai đều ủng hộ một quy tắc rằng ai mạnh sẽ có ảnh hưởng lớn.

Trung Quốc là quốc gia đang nổi lên với nhiều ảnh hưởng toàn cầu. Trong quan hệ với Bắc Kinh, Moscow đề nghị cung cấp khí đốt là dầu và khí gas nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Mối quan hệ này đảm bảo tái cam kết chiến lược trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn đang căng thẳng với Mỹ ở phía Tây Thái Bình Dương. Thêm nữa, vùng Siberia của Nga đang mang đến cơ hội mở rộng kinh tế. Tổng thống Vladimir Putin đã nâng tầm ảnh hưởng của Nga đối với các vấn đề Ukraine và Trung Đông hướng chú ý của Mỹ.

Theo giới quan sát, lợi ích của nước Nga được nhìn thấy trong mối quan hệ đối tác bất bình đẳng không hề rõ ràng. Quan hệ với Mỹ và tiếp đến là Trung Quốc vẫn ràng buộc và nhìn thấy lợi ích của đôi bên. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông và Trung Âu sẽ gia tăng thêm lo ngại về sự bao vây chiến lược.

Kế hoạch sửa đổi Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý là một bước đi tiếp theo trong nỗ lực vì một nước Nga thay đổi. Nếu thành công, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tiếp tục thêm 15 năm nữa nắm quyền chiến lược ở vai trò người đứng đầu. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, các rủi ro và thách thức vẫn nằm ở phía đông nước Nga.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ