• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Ô nhiễm không khí đang giết chết 600.000 trẻ em mỗi năm

Thế giới 31/10/2016 19:56

(Tổ Quốc) -Khoảng 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm chết vì bệnh tật do ô nhiễm không khí, đặc biệt là tại các quốc gia nghèo.

Đây là phát biểu của Tổng Giám đốc Điều hành UNICEF Anthony Laketại buổi lễ giới thiệu về đề án “Làm sạch không khí vì Trẻ em”.

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới chung tay giảm thiểu ô nhiễm không khí. Báo động mức độ nguy hiểm của ô nhiễm không khí tăng vụt, tỷ lệ trẻ em tử vong hàng hàng năm cao hơn tỷ lệ người chết vì bệnh sốt rét và HIV/AIDS.
“Ô nhiễm không khí đang gây “đau đớn” cho trẻ em bao gồm cả trẻ sơ sinh. Tác hại của không khí bẩn không chỉ làm hỏng lá phổi trẻ em mà còn chạy ngang các tế bào máu não, tàn phá sự phát triển của não bộ và chức năng não bộ. Không một xã hội nào có thể lờ đi về sức tàn phá của ô nhiễm không khí”, Anthony Lake nhấn mạnh.
Năm 2015, Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hợp Quốc (COP21) đã thông qua bản thoả thuận này sẽ được gửi đến Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ, được để ngỏ một năm và đã được ký kết từ ngày 22/4 năm nay, là ngày Mẹ Trái Đất (Mother Earth Day).
Bản Thoả thuận ở Paris với các nội dung quan trọng liên quan đến sinh mệnh của loài người nói trên sẽ được thực hiện sau khi 55 nước chiếm 55% lượng phát thải CO2 toàn cầu gửi văn kiện về việc cam kết tực hiện.
Chủ tịch COP21, ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius đã nói: Thỏa thuận Paris cho phép các đoàn đại biểu trở về với tâm trạng đầy tự hào. Nỗ lực chung của chúng ta có giá trị hơn bất kỳ hành động riêng lẻ nào. Trách nhiệm của chúng ta với lịch sử thật to lớn.
“Điểm nóng” ô nhiễm
UNICEF đưa ra thông báo ô nhiễm không khí bằng việc sử dụng hình ảnh vệ tinh thăm dò phạm vi ô nhiễm không khí. Khoảng 2 tỷ trẻ em sống tại các khu vực ô nhiễm ngoài trời đều thuộc các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
“Con số bao gồm 620 triệu trẻ em ở Nam Á, 520 triệu ở châu Phi và 450 triệu ở Đông Á và Thái Bình Dương.Việc ô nhiễm không khí ngoài trời thông thường xảy ra ở các khu vực đô thị có thu nhập thấp ảnh hưởng bởi ô nhiễm xe cộ, sử dụng nhiên liệu hóa thạch, rác bẩn và khí đốt rác thải”, báo cáo cho hay.
“Các nước phát triển liên tục có các giải pháp mạnh trong chương trình giảm thiểu ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Các nước phát triển (bao gồm những nước có thu nhập thấp và trung bình) cũng cần phải hành động như vậy.” Lake nói.
Ô nhiễm không khí ngoài trời

Ô nhiễm không khí trong nhà
Bản đồ vệ tinh không đưa ra mức độ nguy hiểm của việc ô nhiễm trong nhà. Mức độ nguy hiểm về ô nhiễm không khí trong nhà chủ yếu tại các khu vực thu nhập thấp, khu vực nông thôn – nơi mọi người sử dụng khí đốt và bếp than để nấu.
Báo cáo chỉ ra, hơn 1 triệu trẻ sống trong nhà và bếp nấu đặt trong phòng kín. Ví dụ như khoảng 81% hộ gia đình nông thôn tại Ấn Độ sử dụng một loại bếp đốt bằng chất đốt bởi vì giá thành rẻ và dễ sử dụng. Nghiên cứu chỉ ra tương quan giữa thu nhập cá nhân và việc sử dụng nhiên liệu nấu nướng trong nhà. Thái Lan, một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người khoảng $5,816, sử dụng sinh chất (chất nguyên sinh) để đáp ứng khoảng 23% nhu cầu năng lượng hộ gia đình, trong khi đó, Cộng hòa Thống nhất Tanzania với mức thu nhập bình quân đầu nguời khoảng $864 lại sử dụng sinh chất đến 95% cho nhu cầu năng lượng hộ gia đình.
UNICEF đang nỗ lực phân phối hàng loạt bếp nấu an toàn tại Bangladesh, Zimbabwe và các quốc gia nghèo khác.
“Việc bảo vệ trẻ em từ ô nhiễm không khí là việc làm tốt nhất tính đến hiện tại. Điều này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho xã hội mà còn giảm chi phí về y tế, tăng cường năng suất lao động, đảm bảo môi trường an toàn và phát triển bền vững”, UNICEF nhấn mạnh.
(Theo CNN)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ