• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Oằn mình” Iran, Mỹ- Israel đột phá Trung Đông

Thế giới 21/10/2017 21:34

(Tổ Quốc) - Đang có những dấu hiệu cho thấy, sự chia sẻ quan ngại về Iran thực sự thúc đẩy Israel và Arab xích lại gần hơn.

Israel đang thúc đẩy ý tưởng rằng mối quan hệ của họ với các nước Ả Rập đang được cải thiện, và một số chuyên gia cũng nói rằng đang có những dấu hiệu cho thấy, sự chia sẻ quan ngại về Iran thực sự thúc đẩy Israel và Arab xích lại gần hơn.

Việc các nước Ảrập công nhận chính thức Israel dường như vẫn sẽ không sớm diễn ra. Tuy nhiên, hợp tác hậu trường đã được mở ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau, một số chuyên gia và các quan chức cho biết.

Hậu trường Israel và thế giới Arab

Sự nối lại quan trọng này sẽ đánh dấu việc tách rời chính sách kéo dài hàng thập kỷ của các quốc gia Ả Rập rằng: từ chối làm ăn với Israel trừ phi một quốc gia Palestine độc lập được xây dựng.

Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất thể hiện việc có lợi ích chung, cả Israel và Saudi Arabia đều chào mừng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuần trước sau bài phát biểu tuyên bố sẽ không xác nhận thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết: "Tôi nghĩ rằng có hai vấn đề mà Tổng thống quan tâm và tất cả chúng tôi đều quan tâm, và Israel và các quốc gia Ả Rập hàng đầu nhìn thẳng vào điều đó".

Ảnh hưởng của Iran gia tăng trong cuộc xung đột Syria khiến Israel và Arab lo ngại. (Nguồn: Flash90)

Tháng trước, ông Netanyahu mô tả mối quan hệ với thế giới Ả Rập là đang "tốt hơn bao giờ hết", mặc dù không đưa ra bất kỳ chi tiết nào.

Các nhà lãnh đạo của các nước Ả Rập đã không công khai đưa ra những bình luận tương tự, mặc dù điều đó không nhất thiết là họ phản đối tuyên bố của Netanyahu.

Họ phải đối mặt với sự nhạy cảm trong chính quốc gia của họ, nơi mà nhà nước Do Thái của Israel thường bị nhìn với sự thù địch dữ dội.

Kể từ khi Israel được thành lập vào năm 1948, chỉ có hai quốc gia Ả Rập - Ai Cập và Jordan - đã ký các thỏa thuận hòa bình với đất nước này.

Nhưng với tư cách là quân đội mạnh nhất Trung Đông với các khả năng tình báo và mối liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ, Israel có thể là đồng minh chính của các quốc gia Ả Rập trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Iran.

Israel từ lâu đã coi Iran là kẻ thù số một, trong khi các quốc gia Ảrập Sunni như Saudi Arabia cũng là đối thủ của cộng đồng Hồi giáo Shiite – mà Tehran là một lực lượng dẫn đầu.

"(Mối quan hệ này) vẫn đang tiếp diễn và không được nhắc đến chính thức vì nền văn hóa Trung Đông rất nhạy cảm", Bộ trưởng Truyền thông Israel Ayoub Kara, một đồng minh của Netanyahu, nói với AFP.

Do tính chất bí ẩn của bất kỳ sự cải thiện nào trong mối quan hệ trên, việc chỉ ra chính xác những gì Israel và các nước Ả Rập có thể hợp tác là rất khó. Dù vậy, vẫn có một số động thái bất thường được công khai, chẳng hạn như Israel tuyên bố vào năm 2015 là họ sẽ mở một nhóm làm việc tại Abu Dhabi như một phần của tổ chức năng lượng xanh quốc tế - lần đầu tiên có mặt tại các tiểu vương quốc Arập thống nhất.

Đài phát thanh Israel thông báo hồi tháng trước rằng một hoàng tử Saudi đã bí mật thăm đất nước này và gặp các quan chức Israel để bàn về hòa bình khu vực. Chuyến thăm này chưa bao giờ được khẳng định.

Uzi Rabi, giáo sư Đại học Tel Aviv, người chuyên về Saudi Arabia, nói rằng có vẻ như đã có một "sự phối hợp" về các vấn đề, bao gồm tìm cách hạn chế sự lan rộng ảnh hưởng của Iran trong khu vực. Điều cũng có thể bao gồm sự phối hợp về an ninh mạng, ông nói.

Rabi cho biết: "Hiện nay, Saudis đã gặp gỡ người Israel ở mọi nơi, phát triển quan hệ dựa trên các mối quan tâm chung".

Bàn tay Mỹ tại Trung Đông

Hoa Kỳ cũng đã tìm cách thúc đẩy mối liên hệ giữa Israel và thế giới Ả rập, và chính quyền của ông Trump muốn thúc đẩy lợi ích khu vực để đạt được một thỏa thuận hòa bình Israel-Palestine.

Ông Trump đã thăm Trung Đông vào tháng 5, đi từ Saudi Arabia đến Israel trong một chuyến bay trực tiếp hiếm gặp giữa hai nước. “Những gì đang diễn ra với Iran mang nhiều khu vực tại Trung Đông hướng về Israel”, ông Trump nói.

Tuy nhiên, ngay cả khi mối quan hệ trên đang ấm lên, nhiều nhà phân tích vẫn đặt câu hỏi liệu các bước đi chính có thể có hay không nếu không có một thỏa thuận hòa bình về xung đột Israel - Palestine.

Mối quan hệ hiện nay của Israel với các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập không hoàn toàn mới.

Gil Merom,một nhà buôn vĩ khí triệu đô của Saudi Arabia năm 1980 – một yếu tố quyền lực tại khu vực được cho là có quan hệ với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ariel Sharon, Gil Merom – một chuyên gia về chính trị tại Đại học Sydney cho hay.

Nhưng mối quan hệ dường như đã trở nên ít bí mật hơn. Trong nhiều năm, các chính trị gia đã thảo luận cái gọi là lý thuyết "bên trong", theo đó các quốc gia Ảrập vùng Vịnh sẽ công nhận Israel để đổi lấy việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập. Đây là cơ sở của một kế hoạch hòa bình năm 2002 do Saudi Arabia đưa ra mà chưa bao giờ được thực hiện.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quan chức của Israel nói về ý tưởng "bên ngoài" - các quốc gia Ả Rập thừa nhận Israel trước khi đưa ra khả năng độc lập cho người Palestine. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy các quốc gia Ả Rập sẽ thực hiện bất kỳ kế hoạch nào như vậy.

 Kristian Ulrichsen, một giáo sư về các vấn đề vùng Vịnh tại Đại học Rice ở Hoa Kỳ, cho biết nền tảng của mối quan hệ giữa Israel và các nước Ả Rập là những kẻ thù chung.

Ông nói: "Đối với một số quốc gia Ả rập Sunni trong khu vực, đặc biệt là ở vùng Vịnh, có một niềm tin ngày càng tăng lên rằng những chia rẽ chủ chốt hiện nay trong khu vực đang xoay quanh mối đe dọa từ Iran và chủ nghĩa Hồi giáo quân phiệt.

Ông nói với AFP: "Cả hai vấn đề trên đều có sự hội tụ nhất định với Israel". "Tôi mong muốn các mối quan hệ kinh tế và an ninh sẽ trở nên cởi mở hơn trong những tháng và năm tới."

(Theo AFP)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ