(Tổ Quốc) - Căng thẳng thỏa thuận hạt nhân 2015, nhiều gợi ý về chính sách hướng Đông của Iran trong thời gian tới.
Chính sách hướng Đông của Tehran
Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vẫn đang “trì hoãn”, các căng thẳng giữa châu Âu và Iran bị “o ép” từ trừng phạt của Mỹ. Tehran đang “gồng mình” đối phó với các áp lực từ các cường quốc phương Tây.
Iran đang hướng đến chính sách hướng Đông? |
Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 giữa Iran và 6 quốc gia khác đang trong giai đoạn khủng hoảng sau khi Mỹ tuyên bố “ra khỏi cuộc chơi” vào tháng trước. Iran đã đưa ra các cảnh báo đối với thế giới nếu thỏa thuận này sụp đổ hoàn toàn. Tehran sẽ xúc tiến quá trình làm giàu urani khi hoạt động này đã tạm hoãn trong 3 năm.
Trong bối cảnh khủng hoảng về vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran, các nhà phân tích cho rằng, cuộc gặp giữa ông Rouhani và ông Tập là cơ hội cho Tehran hàn gắn quan hệ kinh tế và chính trị với Bắc Kinh đồng thời giúp Trung Quốc củng cố ảnh hưởng địa chính trị tại khu vực.
Theo Global Times, chính sách ngoại giao Trung Quốc cho biết, chuyến thăm của Tổng thống Iran Rouhani thúc đẩy quan hệ chiến lược toàn diện của Iran với Trung Quốc trên tầm cao mới.
“Không giống với Mỹ, Trung Quốc sẽ không phá bỏ lời hứa và cam kết cho quan hệ giữa Trung Quốc và Iran sẽ không hề bị ảnh hưởng”, ông Hua Liming, cựu đại sứ Trung Quốc tại Iran cho biết.
Đối với Iran, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran có nghĩa là đã điều chỉnh chính sách của Mỹ hướng đến phương Đông.
“Iran liên tục phải chịu đựng điều này kể từ cuối năm 2017 với khả năng Tổng thống Trump vi phạm thỏa thuận này”, chuyên gia quốc phòng và chính sách ngoại giao tại khoa nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của Singapore Sumitha Narayanan Kutty nói trên Al Jazeera.
Theo giới phân tích, quá trình phát triển gần đây chỉ ra sự phụ thuộc gia tăng của Iran đối với Trung Quốc. Các chuyên gia định hình về một chính sách hướng Đông.
Các doanh nghiệp châu Âu đang làm ăn kinh doanh với Iran sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ động thái nói trên của Washington.
Nhà sản xuất ô tô Volkswagen của Đức, “gã khổng lồ” năng lượng Total của Pháp, và nhà sản xuất máy bay Airbus của châu Âu, cùng nhiều doanh nghiệp khác đã xây dựng mối quan hệ làm ăn với các đối tác Iran, với những hợp đồng hàng tỷ USD kể từ khi thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết.
“Gã khổng lồ" về năng lượng Total (Pháp) cho biết vào tháng 5 về khả năng sẽ rút khỏi dự án về khai thác khí đốt ở mỏ South Pars của Iran bởi lo ngại các ảnh hưởng trừng phạt của Mỹ. Trong ngành năng lượng, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Total SA (Pháp) đã ký thỏa thuận 20 năm trị giá 5 tỉ USD với Iran và một công ty Trung Quốc vào năm ngoái để khai thác mỏ khí đốt lớn South Pars ngoài khơi Iran.
Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã thông báo sẵn sàng tiếp quản phần lớn cổ phần dự án từ Total.
Bước ngoặt Trung Quốc tại Iran
Nhà báo Maziar Motamedi tại Ngân hàng Tài chính Tehran cho biết, Trung Quốc đã trở thành lựa chọn thay thế lớn nhất của Iran thay vì nhiều thỏa thuận với châu Âu trong thời gian tới.
“Iran đang đàm phán với các công ty Trung Quốc về các giao dịch từ bảo hiểm nhằm đảm bảo xây dựng toa xe lửa ở thời điểm hiện tại", Motamedi nói với Al Jazeera.
Tuy nhiên, sự hiện diện nhiều năm của Trung Quốc tại Iran đã chứng minh rằng, đây không phải chỉ là sự thay thế. Trung Quốc sẵn sàng đầu tư nhiều hơn nữa vào thời điểm khó khăn, ngay cả hiện tại Iran đang bị cô lập sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân”, bà Motamedi cho biết.
Trong suốt ba thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Iran, bao gồm cả việc xây dựng mạng lưới đường sắt ngầm tại thủ đô Iran.
Từ khi chính thức ký kết thỏa thuận hạt nhân 2015, quan hệ giữa Iran và Trung Quốc có nhiều khởi sắc. Năm 2017, chi nhánh đầu tư của Trung Quốc CITIC Group đã mở rộng một khoản tín dụng trị giá 10 tỷ đô la Mỹ cho Tehran, với thêm 15 tỷ đô la cam kết từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Vào ngày 4/8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã bác bỏ các báo cáo về việc các doanh nghiệp đang ra khỏi Iran và khẳng định quan hệ giữa Bắc Kinh và Tehran vẫn duy trì bình thường trong lĩnh vực kinh tế và thương mại đồng thời sẽ tiếp tục hợp tác trên cơ sở không vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
“Việc Trung Quốc duy trì quan hệ với Iran sẽ khiến cho các công ty Trung Quốc không có lợi trong hợp tác kinh doanh với Mỹ”, chuyên gia Kutty thuộc RSIS cho biết.
Theo bà Kutty, Iran không mong muốn phụ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một đối tác nào khác vì thế, ắt hẳn, Tehran vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với các nước láng giềng phương Đông khác như Ấn Độ.
Đối với Ấn Độ, Iran hướng tới lợi ích chiến lược bao gồm năng lượng và kết nối. Ấn Độ cần dầu của Iran, cũng như tiếp cận với Afghanistan mà không đi qua Pakistan.
Ông Noorani, một nhà báo Iran cho rằng, sẽ không cần thiết cho một thỏa thuận hạt nhân ngay từ đầu nếu Trung Quốc có thể đáp ứng những gì Tehran muốn.
Theo ông Noorani, nếu Tổng thống Rouhani có thể thành công trong việc hạn chế tổn thất tài chính tiềm ẩn cho Iran trong bối cảnh Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân thì sẽ nâng cao tín nhiệm cho ông Rouhani đối với đất nước.