• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phương Tây tuyên bố: Nga không phải đối tác cũng không phải kẻ thù

Thế giới 03/11/2016 20:36

(Tổ Quốc) - Phản ứng của phương Tây với cách cử xử của Nga trên trường quốc tế được xem là không tỏ ra công kích hay đồng thuận, mà là duy trì mục tiêu hiện tại là thống nhất Đại Tây Dương.

Các cảnh báo gần đây về cư xử của Nga khiến dư luận hoang mang . Tổng giám đốc cơ quan tình báo Anh Andrew Parker đã nói trong buổi phỏng vấn tại tờ Guardian về một nước Nga hiếu chiến – mối đe dọa toàn cầu. Trước đó, Nga đã bị quy tội tấn công hệ thống máy tính gây “lục đục” trong chiến dịch bầu cử Mỹ. Moscow luôn áp đặt các chính sách cho Syria, dội bom liên tục Aleppo trong mấy tháng nay.
Nếu đây là mong muốn cho một nước Nga lớn mạnh của Tổng thống Vladimir Putin thì chắc chắn ông Putin sẽ tăng tốc trên cả sức mạnh cứng và mềm nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Phương Tây liên tục củng cố và lên tiếng xoa dịu trước áp đảo của Nga nhằm gắn kết lại quan hệ và giảm thiểu đảo lộn chiến sự Syria.
Điện Kremlin tin tưởng rằng Nga luôn tìm cách đối phó với phương Tây từ sau khi tan giã Liên bang Nga Xô Viết. Kinh tế Nga khủng hoảng trong những năm 1990. Ngày nay phương Tây và Nga luôn tìm cách nói về quá khứ của nhau với nhiều vấn đề. Tổng thống Putin liên tục hướng tới phương Tây trong nhiều lĩnh vực và nhiều khi như là thách thức đối với họ.
Nhưng làm thế nào để tránh được những căng thẳng leo thang? Thảo luận về hạt nhân liên tục trở thành “cũ rích” với Nga và nhiều khi các quan điểm đưa ra giống như nhu cầu cản trở đổi mới. Chắc chắn rằng liên minh Châu Âu không bị động. Động thái mới của Nato tại khu vực Baltic và Phần Lan đang phản ứng lại khi Nga khiêu khích họ đã chứng minh điều đó. Hướng tốt nhất để ngăn cản Nga là ngăn chặn ranh giới lấn át. Châu Âu có thể kém khi đối mặt với với hậu quả của thế kỷ 20 nhưng sẽ có các biện pháp tích cực hơn cho những điều tồi tệ nhất của thế kỷ 21. Vấn đề quốc tế luôn có ảnh hưởng mạnh, áp lực đặt ra là phải tìm hướng giải quyết cho dù chỉ là những chuyện nhỏ. Việc khước từ tiếp nhiên liệu của Tây Ban Nha cho Nga gần đây là một ví dụ để gây sức ép đối với Moscow.
Việc trừng phạt hành động của Moscow tại Ukraine sẽ liên tục được “om” cho đến khi lệnh ngừng bắn tại Syria được chấp nhận. Châu Âu luôn ứng xử “hòa nhã” với Nga trước vấn đề Syria thông qua các thỏa thuận, đáp ứng các quyền lợi mà ông Putin đưa ra để giải cứu chiến sự Syria.
Điều đó không có nghĩa là loại trừ Nga. Việc nói Nga là đối tác sẽ không còn phù hợp với thực tế. Nếu Moscow vẫn duy trì ngoại giao với châu Âu mà không mang lại bất cứ kết quả nào, thì tất cả chỉ là lý thuyết trống rỗng.
(Theo the guardian)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ