• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phút chót, Mỹ giáng đòn vào nước định bỏ phiếu chống Mỹ về Jerusalem

Thế giới 21/12/2017 17:06

(Tổ Quốc) - Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 20/12 đã đe dọa cắt đứt viện trợ tài chính đối với các nước bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định về Jerusalem tại Liên Hợp Quốc.

Nóng căng thẳng Liên Hợp Quốc

“Họ đã nhận hàng trăm triệu đôla và thậm chí là hàng tỷ đôla và sau đó lại bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng tôi đang xem các số phiếu đó. Hãy để cho họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi. Chúng tôi sẽ lưu ý điều này. Chúng tôi không quan tâm”, Tổng thống Trump đã nói với báo chí tại Nhà Trắng.
Tổng thống Trump  đe dọa cắt đứt viện trợ tài chính đối với các nước bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định về Jerusalem tại Liên Hợp Quốc.
Lời đe dọa của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chuẩn bị tổ chức một phiên họp đặc biệt khẩn cấp về việc Tổng thống Mỹ quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô Israel.
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức phiên họp khẩn vào ngày 21/12 theo thỉnh cầu của các nước Arab và các quốc gia theo đạo Hồi để ủng hộ dự thảo Nghị quyết.
Cơ quan gồm 193 thành viên này sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định, văn bản đã bị Washington phủ quyết trong phiên họp của Hội đồng Bảo an ngày 18/12.
14 thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc còn lại đã ủng hộ dự thảo Nghị quyết của Ai Cập mà không hề đưa ra bình luận về Mỹ hay Tổng thống Trump. Các thành viên chỉ bày tỏ hối tiếc sâu sắc tới các quyết định gần đây về vị trí của Jerusalem.
Reuters cho biết, trong lá thư gửi đến 12 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley đã đưa ra cảnh báo của Tổng thống Trump về việc yêu cầu gửi lại báo cáo các quốc gia đã bỏ phiếu chống lại Mỹ. Đại sứ Mỹ cũng cho biết dòng Twitter của Tổng thống Trump: “Mỹ sẽ xem xét tên các quốc gia đã bỏ phiếu tại LHQ”.
Các nhà ngoại giao cấp cao cho biết, cảnh báo của bà Haley dường như không thay đổi các số phiếu tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Các thách thức công khai là rất hiếm. Các nhà ngoại giao đã chỉ ra cảnh báo nhiều khả năng nhằm gây ấn tượng cho các cử tri Mỹ.
Theo các con số từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), trong năm 2016, Mỹ cung cấp khoảng 13 tỷ đôla nhằm hỗ trợ kinh tế và quân sự đối với các quốc gia tại tiểu vùng Sahara châu Phi và 1.6 tỷ đôla đối với các quốc gia tại Đông Á và châu Đại Dương.
Điều này hỗ trợ khoảng 13 tỷ đôla tại Trung Đông và Bắc Phi, 6.7 tỷ đôla đối với các khu vực Nam Á và Trung Á, 1.5 tỷ đôla đối với các quốc gia châu Âu và Á Âu; khoảng 2.2 tỷ đôla đối với các quốc gia Tây Bán cầu, USAID cho biết.
Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc Miroslav Lajcak đã từ chối các bình luận về tuyên bố của Tổng thống Trump và cho rằng: “Đây là quyền và trách nhiệm của các thành viên Liên Hợp Quốc để nhấn mạnh các ý kiến của mình”.
Phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng từ chối đưa ra ý kiến về đánh giá của Tổng thống Trump vào ngày 20/12.
“Tôi thích thông điệp mà bà Nikki cung cấp vào ngày 20/12 tại Liên Hợp Quốc: Đối với các quốc gia mà nhận tiền của chúng tôi và sau đó lại bỏ phiếu chống lại chúng tôi tại Hội đồng bảo an, hoặc họ bỏ phiếu chống lại chúng tôi tại Hội đồng bảo an”, Tổng thống Trump nhấn mạnh.
“Mỹ thách thức”
Tổng thống Donald Trump đã đảo lộn chính sách của Mỹ trong tháng này khi quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Điều này khiến cho căng thẳng leo thang giữa Palestine và các quốc gia Arab. Các đồng minh phương Tây của Washington cũng bày tỏ nhiều lo lắng.
Tổng thống Trump cũng có kế hoạch chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem. Nghị quyết dự thảo của Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia nên cân nhắc về quyết định đặt đại sứ quán tại Jerusalem.
Nhà ngoại giao cấp cao từ quốc gia Hồi giáo giấu tên nói về lá thư của bà Haley.
“Các quốc gia cố tình uy hiếp chỉ khi họ nhận thấy họ không đủ lý lẽ pháp lý để khiến cho người khác phải tin”, quan chức này nhấn mạnh.
Phản ứng trực tiếp đối với bình luận trên Twitter, bà Haley cho biết: “Thực tế, chỉ xảy ra đối với một quốc gia đã ban phát quá nhiều đặc quyền cho các nước khác”.
Nhà ngoại giao cấp cao phương Tây nói trong điều kiện giấu tên đã miêu tả lá thư của bà Hely giống như một “chiến thuật tồi” đối với Mỹ nhưng sẽ thực sự tốt cho Đại sứ Mỹ 2020 hay 2024”, bà Haley nhận định.
“Cô ấy không có được chiến thắng trong kết quả bỏ phiếu tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hay Đại hội đồng, tuy nhiên, bà Haley đã ghi điếm đối với cử tri Mỹ”, nhà ngoại giao phương Tây cho biết.
Một nhà ngoại giao châu Âu cấp cao nói trong điều kiện giấu tên đã cho rằng, bà Haley không có được nhiều ủng hộ của các thành viên Liên Hợp Quốc.
“Chúng ta đang bỏ qua sự lãnh đạo của Mỹ và lá thư đã không giúp cho Mỹ có ảnh hưởng trong tiến trình hòa bình Trung Đông”, nhà ngoại giao này nói thêm.
Israel đã suy nghĩ đến việc công nhận Jerusalem là thủ đô và mong muốn tất cả các đại sứ quán của các quốc gia trên thế giới có trụ sở tại đây. Người Palestine cũng muốn Jerusalem là thủ đô của họ. Jerusalem là chủ đề nóng và là vật cản lớn nhất đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel chiếm Đông Jerusalem năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai.
(Theo Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ