(Tổ Quốc) - Nhiều quốc gia cảnh báo trò chơi này là công cụ gián điệp cũng như lo ngại về an toàn của người chơi khi tìm Pokemon.
Pokémon Go, trò chơi sử dụng công nghệ tương tác ảo trên điện thoại di động đã chính thức vươn tới 26 quốc gia trong tuần này – bất chấp việc một số cơ quan chức an ninh và tôn giáo trên khắp thế giới nhấn mạnh sự báo động.
Hàng loạt cảnh báo
Tại Saudi Arabia, các giáo sĩ tôn giáo đã phục hồi lại một fatwa (sắc lệnh tôn giáo) chống lại việc phổ biến và chơi trò Pokemon Go và coi trò chơi này là “phi Hồi giáo”.
Bosnia cũng cảnh báo người chơi tránh đuổi bắt các sinh vật trong thế giới ảo trên khu vực còn nhiều sót lại từ những năm 1990.
Thông tin người dùng bị đe dọa trong "thời đại Pokemon" (Nguồn: Reuters) |
Một quan chức truyền thông Ai Cập cũng cho biết trò chơi này nên bị cấm vì chia sẻ hình ảnh hoặc video của các cơ sở an ninh – điều có có thể đặt ra nguy cơ đối với các khu vực này.
Các quan chức Nga cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự, nói rằng "hậu quả sẽ là không thể đảo ngược" nếu người chơi Pokémon tiếp tục không được kiểm soát.
Chính là vấn đề
Trò chơi này được chú ý vì khiến mọi người có thể tìm kiếm khắp trên thế giới, đến những nơi nếu bình thường họ không có lí do để tới và hướng máy quay điện thoại vào nhiều tòa nhà và di tích lịch sử.
Pokemon Go vẽ nên một thế giới số của các sinh vật ảo dựa trên nền tảng thế giới thực. Người chơi tìm kiếm và bắt giữ nhiều con Pokemon và sau đó cho chúng chiến đấu theo từng đội để giành quyền kiểm soát các khu vực.
"Pokémon có thể được tìm thấy tại mọi ngóc ngách của trái đất", lời giới thiệu của nhà sản xuất với người dùng khi họ tải về các trò chơi.
"Pokémon Go là công cụ mới nhất được sử dụng bởi các cơ quan gián điệp trong cuộc chiến Intel, một ứng dụng đáng khinh xảo quyệt đang cố gắng thâm nhập vào cộng đồng của chúng tôi bằng cách ngây thơ nhất với lý do giải trí", Hamdi Bakheet, một thành viên trong Ủy ban quốc phòng và an ninh quốc gia của Ai Cập cho biết trước Quốc hội, theo tin tức trên Al Jazeera.
Các trang web của Nga cũng đăng tải các bài báo tuyên bố trò chơi là một âm mưu của C.I.A., trong khi nhiều nhân vật tôn giáo cũng lên án Pokemon Go. Thư ký báo chí của Kremlin đã cảnh báo người dùng không được phép đến thăm điện Kremlin để tìm Pokémon và có thể bị án tù nếu xâm phạm nhà thờ để chơi trò chơi này.
Kuwait cũng cấm chơi trò chơi này tại các khu vực của chính phủ và các quan chức cảnh báo dữ liệu cá nhân của người sử dụng có nguy cơ bị tiết lộ hoặc bị bọn tội phạm sử dụng để lôi kéo nạn nhân tới các khu vực vắng vẻ.
Các quan chức Indonesia cũng gọi Pokemon Go là một mối đe dọa an ninh quốc gia khi cho phép kẻ thù thâm nhập vào các khu vực quân sự và truy cập dữ liệu tối mật. Tối ngày 18/7, một công dân Pháp làm việc ở Indonesia đã bị tạm giam sau khi tiến vào khu vực của một căn cứ quân sự ở tỉnh Tây Java trong khi tìm kiếm Pokemon.
Các quan chức Israel cũng cảnh báo binh sĩ không sử dụng Pokemon tại các căn cứ vì có thể tiết lộ vị trí của họ.
Trò chơi cũng đã được sử dụng cho mục đích chính trị. Nhiều người dùng trên Twitter đã chia sẻ những hình ảnh của một con Pikachu chết giữa đống đổ nát ở Gaza.
Kể từ khi trò chơi này được giới thiệu ngày 06/7, Pokemon Go đã thu hút hàng triệu người dùng trên khắp thế giới và đã dấy lên sự quan ngại khi thông tin người chơi tới nghĩa trang Auschwitz, Arlington nghĩa trang hay đài tưởng niệm 9/11 tại thành phố New York để tìm Pokemon được đăng tải.
Một phát ngôn viên của tập đoàn phát hành trò chơi này đã bác bỏ các cáo buộc và cho biết đã yêu cầu tất cả người dùng "tuân theo luật pháp địa phương và tôn trọng các địa điểm người chơi tìm đến và những người dân khác trong quá trình tìm kiếm."
Pokemon Go hiện không còn là một trò chơi giải trí đơn thuần mà đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy khi có quá nhiều người chơi đang tập trung tìm kiếm Pokemon mà quên đi cuộc sống thực.
(Theo New York Times)