• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Putin “đối đầu” phương Tây: Mở đường Trung Quốc vào Syria?

Thế giới 22/12/2017 08:07

(Tổ Quốc) - Nga và Iran đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng cho ông Assad– tuy nhiên, không thể hỗ trợ nhiều trong hóa đơn khôi phục Syria – ước tính trị giá 250 tỷ USD.

Các cường quốc phương Tây đang miễn cưỡng để giúp xây dựng lại Syria sau cuộc nội chiến khi nghĩ về sự chiến thắng của chính phủ Syria. Nga và Iran đã đóng một vai trò quan trọng trong kết quả đó – tuy nhiên, không thể hỗ trợ nhiều trong hóa đơn khôi phục Syria – ước tính trị giá 250 tỷ USD.

Khi cuộc chiến tranh 6 năm rưỡi tại Syria đang gần kết thúc, và Tổng thống Syria Bashar al-Assad vẫn nắm quyền, cuộc chiến giành quyền kiểm soát Syria đã chuyển sang giai đoạn ngoại giao. Chương trình tái thiết, điều Liên Hiệp Quốc cho là có thể tốn 250 tỷ USD, là một phần quan trọng của tiến trình trên.

“Cuộc chiến” tái thiết Syria?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chiến thắng trong chiến dịch quân sự kéo dài hai năm tại Syria và hiện đang kêu gọi các quỹ quốc tế hỗ trợ tái thiết nước này. Tại cuộc họp báo hàng năm vào ngày 14/12, ông Putin đã có những dấu hiệu thất vọng. Ông nói Syria, - nơi cuộc xung đột tại đây đã dấy lên cuộc khủng hoảng người tị nạn tồi tệ nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II, sẽ vẫn là nơi sản sinh các nhóm cực đoan như Nhà nước Hồi giáo khi không có sự cải thiện mức sống. Ông nói: "Tất cả mọi người có thiện chí khắp thế giới nên hiểu rằng nếu chúng ta không giải quyết vấn đề này với nhau, thì đó cũng sẽ là vấn đề của họ".

Nhiều thành phố của Syria chỉ là còn đống đổ nát sau cuộc xung đột gần 7 năm qua. (Nguồn: AFP)

Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu và vùng Vịnh, ủng hộ lực lượng nổi dậy Syria, nói rằng vấn đề phần lớn là do ông Putin và Assad. Họ đã nới lỏng những lời kêu gọi cho sự ra đi của nhà lãnh đạo Syria, và tiếp tục nhấn mạnh rằng ông không thể ổn định đất nước và sẽ không có tương lai lâu dài. Nguồn tiền cho chương trình tái thiết là một trong số ít quân bài họ còn để lại trong tiến trình đàm phán hòa bình.

Không giống như Iraq, nước đã bơm khoảng 2 triệu thùng dầu mỗi ngày ngay cả trong những năm bị ảnh hưởng sau cuộc chiến của Mỹ năm 2003, Syria không có khả năng tạo ra tiền mặt nội bộ để chi trả cho việc xây dựng lại đất nước này.

Các nhà ngoại giao tại Moscow nói rằng Nga đã nhiều lần thúc đẩy các chính phủ Liên minh châu Âu EU để giúp thực hiện chương trình tái thiết này. Đồng thời, Nga cũng đã bác bỏ những lời kêu gọi ông Assad từ chức và chính phủ của ông cũng cho thấy ít có dấu hiệu sẵn sàng chia sẻ quyền lực.

Ngõ cụt?

EU, các quốc gia Ả rập và Mỹ đã dành 9,7 tỷ USD trong tháng 4 để viện trợ nhân đạo và xây dựng lại Syria. Nhưng vào tháng 9, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho biết liên minh chống Assad sẽ không hỗ trợ tái thiết mà không có sự chuyển đổi chính trị.

Alexander Shumilin, người đứng đầu Trung tâm Phân tích các xung đột Trung Đông ở Moscow cho biết: "Mọi thứ đã đi vào ngõ cụt. "Chiến thắng quân sự của Nga tại Syria chưa mang lại một cuộc hòa giải chính trị nào gần hơn."

Điều này khiến các công ty ra đi. Ví dụ, các doanh nghiệp Đức có "công nghệ, sản phẩm và động lực thúc đẩy để tái thiết cơ sở hạ tầng và công nghiệp của Syria", Philipp Andree, quan chức cấp cao về khu vực Trung Đông và Bắc Phi tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức. Hoạt động trên không thể xảy ra nếu không có "một thỏa thuận hòa bình được quốc tế công nhận", ông nói. Tập đoàn chế tạo thép Thyssenkrupp sẽ chỉ "vào lại thị trường" khi Syria ổn định, phát ngôn viên Tim Proll-Gerwe nói.

Thổ Nhĩ Kỳ, có ngành công nghiệp xây dựng đang phát triển khắp khu vực, đang cố giành được hoạt động kinh doanh này. "Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia sẽ là những bên xây dựng lại Syria", Abdulrahman Abdullah Al Zamil, Chủ tịch Hội đồng thuộc Phòng Thương mại Saudi, nói với tờ Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2.

Tuy nhiên, cả hai nước này đều ủng hộ phe đối lập ở Syria, còn ông Assad lại nhấn mạnh rằng các quốc gia như vậy sẽ không có vai trò trong việc tái thiết, thậm chí nếu họ muốn.

Nhu cầu 'khổng lồ'

Abd al-Kader Azouz, một chuyên gia tư vấn cho chính phủ của Assad, cho biết tiền có thể tìm thấy từ những người dân Syria giàu có, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS và các nhà cho vay đa phương không bị phương Tây kiểm soát. Một số thỏa thuận đã đạt được. Năm ngoái, Syria đã nhất trí về 850 triệu euro để Nga xây dựng lại cơ sở hạ tầng. Iran cũng đã ký các hiệp định trị giá vài trăm triệu euro để sửa chữa lưới điện, Press TV đưa tin vào tháng 9.

Nga cho biết họ đã cam kết sẽ tiếp tục các hợp đồng xây dựng lại các cơ sở năng lượng của Syria. Ông Alexander Lavrentiev, đặc phái viên hàng đầu của ông Putin, nói trong một cuộc phỏng vấn tại Ankara rằng, phương Tây không thực sự cần thiết, "còn Nga, Iran, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác." Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng nhu cầu tài chính sau chiến tranh của Syria là "khổng lồ".

Trung Quốc, một đồng minh ngày càng thân thiết của Nga, sẽ không đáp ứng được tất cả. Hiệp hội của ông Qin ước tính có thể có khoảng 2 tỷ USD đầu tư vào giai đoạn này. Ông Qin cho biết các công ty mà ông đi cùng đã đến Damascus, Homs và Tartus - bao gồm cả Công ty xe tải nặng quốc gia Trung Quốc đang xem xét các dự án xây dựng đường xá, cầu, sân bay và bệnh viện và khôi phục hệ thống điện và thông tin liên lạc.

Trung Quốc tiến vào?

Qin Yong sắp có chuyến đi thứ tư tới Syria trong năm nay. Là phó chủ tịch của Hiệp hội Trao đổi Trung Quốc-Ả rập, ông nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng từ các công ty Trung Quốc. "Chúng tôi nhận được điện thoại truy vấn hàng ngày", ông nói. "Họ thấy tiềm năng kinh doanh to lớn ở đó, bởi vì cả đất nước cần phải được xây dựng lại." Sự nhiệt tình này cũng được đáp lại từ phía Syria, Qin nói. "Họ giống như muốn nói, đừng đến vào ngày mai, hãy tới ngay tối nay!"

Sự xem xét trên có có thể chỉ là sự khởi đầu, bởi vì Syria phù hợp với chiến lược của Trung Quốc. Đất nước này là một mắt xích quan trọng trên con đường tơ lụa cổ đại - và kế hoạch đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình liên quan đến việc xây dựng một tuyến đường mới: Dự án Nhất đới nhất lộ trị giá nhiều tỷ đô la, nhằm mục đích xây dựng một mạng lưới thương mại và vận tải củaTrung Quốc trên toàn châu Âu châu Á và châu Phi. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, người đã gặp người đồng nhiệm Syria Walid Muallem ở New York vào tháng 9, nói rằng sẽ là "một cơ hội quan trọng cho hợp tác song phương trong tương lai."

Theo Qin, đối với tất cả những tầm nhìn đó, vẫn có một trở ngại đang hiện hữu đối với việc kinh doanh của Trung Quốc ở Syria, do các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU nhằm loại bỏ chế độ Assad khỏi nền kinh tế thế giới.

Đó là một dấu hiệu cho thấy, nếu không có sự thỏa hiệp về tương lai của ông Assad, Syria sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đó trong những năm tới. Robert Ford, Đại sứ Mỹ tại Damascus trong những năm đầu của chiến tranh và hiện là một thành viên cao cấp của Viện Trung Đông ở Washington và một giáo sư của trường đại học Yale, cho biết các thỏa thuận đã đưa ra cho đến nay chỉ là một hòn đá ném vào đại dương.

"Chúng ta đang nói về hàng trăm triệu đô la," Ford nói. "Syria cần hàng tỷ. Họ sẽ thiếu đi những gì cần thiết để xây dựng lại đất nước - có nghĩa là đất nước này sẽ không được xây dựng lại một cách nhanh chóng".

(Theo Bloomberg)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ