• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Putin và Trump có thể thúc đẩy EU tan rã

Thế giới 20/01/2017 10:31

(Tổ Quốc)-Chủ nghĩa Trump và sự táo bạo Putin có thể tạo những cơn “địa chấn” ở châu Âu.

“Ông Trump ủng hộ sự tan rã của Liên minh châu ” (EU) – đó là một tuyên bố không bình thường của Đại sứ Mỹ tại EU báo hiệu một cách tiếp cận mới so với tư duy Mỹ mấy chục năm qua.

Từ nhiều thập kỷ qua, Mỹ đã luôn  xem Liên Xô, tiếp đó là Nga, là “địch thủ số 1” và chính quyền Obama đã đẩy sự thù địch với Nga lên đỉnh cao, một phần để bảo vệ sự liên kết EU/NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ. Sắp tới, ông Trump thay đổi tư duy chiến tranh lạnh bằng một cách tiếp cận mới về quan hệ với Nga theo chiều hướng tìm những điểm đồng thuận.

Sự chia rẽ của châu Âu sẽ là một cơ hội vàng cho Nga. Nga sẽ có thể phá vỡ sự thống nhất của châu Âu trong việc áp đặt trừng phạt trong năm 2017 và sẽ có thêm không gian để củng cố ảnh hưởng tại các vùng biên giới của mình. Chính quyền Trump cũng có thể nới lỏng các lệnh trừng phạt và có một số hợp tác ở Syria khi họ cố gắng xuống thang trong cuộc xung đột với Moscow.

Tương lai của EU bị đe dọa hơn bao giờ hết

Theo đánh giá của mạng tình báo Mỹ Stratfor, 2017 sẽ là một năm hệ trọng đối với châu Âu. Các cuộc bầu cử tại các nước trụ cột của Liên minh châu Âu như Pháp và Đức, cùng cuộc bầu cử tiềm ẩn ở Ý - nền kinh tế lớn thứ ba trong khu vực đồng Euro - sẽ có tác động lẫn nhau và đe dọa sự tồn tại của khu vực sử dụng đồng Euro. Như chúng tôi đã viết từ nhiều năm, Liên minh châu Âu cuối cùng sẽ tan rã. Câu hỏi trong năm 2017 là các cuộc bầu cử này sẽ giải quyết sự tan rã này ở mức độ nào. Dù phe ôn hòa hay phe cực đoan giành chiến thắng trong năm 2017, châu Âu vẫn sẽ bị đẩy vào tình trạng phân chia thành các khối khu vực.

Đối với châu Âu, những nguy cơ về chính trị, kinh tế không phải là mới. Từ nhiều năm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy, xung đột lợi ích chiến lược, tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao đã đẩy các nước châu Âu xa rời nhau. Tuy nhiên, trong năm 2017 cuộc khủng hoảng của khu vực đồng Euro có thể sẽ bước sang giai đoạn mới, nguy hiểm hơn khi nguy cơ lan đến các nước đóng vai trò chính trị và kinh tế lớn nhất. Khi đó, tương lai của khối sẽ bị đe dọa một cách sâu sắc hơn so với trước đây. Căng thẳng chính trị sẽ lại phát triển ở Bắc Âu và Nam Âu, nơi vốn có quan điểm khác nhau về tương lai khu vực đồng Euro.

Nguy cơ sắp tới rõ nhất là ở Ý, Pháp và Đức. Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa phát triển trong nhiều năm qua sẽ thể hiện sức mạnh trong các cuộc tổng tuyển cử ở Pháp và Đức, và có thể ở cả Ý, nếu chính phủ từ chức trước khi nhiệm kỳ kết thúc vào giữa năm 2018.

Trụ cột EU bị lung lay

Pháp sẽ tập trung vào các cuộc bầu cử trong những tháng đầu năm 2017, Trong thời gian này, chính phủ sắp mãn nhiệm sẽ không đưa ra cải cách quan trọng nào. Điều này không thể xảy ra với chính phủ mới, bất luận ai là người chiến thắng. Mặc dù phần lớn các ứng cử viên tổng thống có quan điểm tương tự nhau về an ninh, như ủng hộ biện pháp cứng rắn chống khủng bố và hạn chế nhập cư, nhưng họ bất đồng rõ ràng trong các vấn đề kinh tế.

Bầu cử tổng thống tổ chức theo hai vòng được tiến hành vào tháng 4 và 5/2017 sẽ cho thấy một số lượng lớn cử tri ủng hộ các lập trường chống toàn cầu hóa và dân tộc chủ nghĩa. Bầu cử quốc hội cũng vậy. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hành động của Pháp ngay cả khi cánh ôn hòa thắng cử. Tổng thống mới có thể sẽ ban hành các biện pháp hạn chế nhập cư. Tổng thống cũng sẽ thúc đẩy Brussels điều chỉnh Hiệp định Schengen và tăng cường kiểm soát biên giới EU.

Nếu phái ôn hòa thắng cử, họ sẽ yêu cầu khu vực đồng Euro trao lại một số quyền cho các nước thành viên - việc này sẽ mâu thuẫn với yêu cầu của Đức đòi tăng cường sự điều hành phi chính trị đối với đồng tiền chung.

EU rạn nứt trong nhiều năm qua, song nếu không có Pháp – một thành viên sáng lập cùng với Đức tạo thành nền tảng hình thành EU - thì có thể sự tan rã của EU là không tránh khỏi. Trong cuộc khủng hoảng sau đó, có thể EU sẽ bị phân hóa thành các nhóm khu vực nhỏ hơn.

Trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 hoặc 10/2017, Đức sẽ tìm cách giữ cho EU đoàn kết. Nhưng việc này sẽ là khó đối với Berlin.

Vấn đề an ninh và nhập cư sẽ nổi lên trong chiến dịch tranh cử ở Đức. Đảng đối lập cánh hữu, và thậm chí cả một số thành viên trong liên minh của Thủ tướng Merkel, sẽ thúc đẩy luật nhập cư cứng rắn hơn và đầu tư thêm cho các lực lượng an ninh. Cuộc tổng tuyển cử sẽ cho thấy các cử tri Đức sẵn sàng ủng hộ các đảng cánh tả hoặc cánh hữu nhỏ hơn. Điều này có thể dẫn đến một Quốc hội bị chia rẽ hơn nữa và các cuộc đàm phán lập liên minh sẽ khó khăn.

Tuy nhiên, thắng lợi của lực lực lượng hoài nghi EU ở Pháp và Ý sẽ buộc Đức phải đóng một vai trò quyết định trong EU. Nếu điều đó xảy ra, Berlin sẽ cố gắng bảo tồn khối và sẽ thỏa thuận với các chính phủ nổi loạn một cuộc cải cách nội khối. Song chính phủ Berlin cũng có thể buộc phải chơi nước đôi bằng cách lập kế hoạch với các đồng minh khu vực trong trường hợp EU và khu vực đồng Euro tan rã thực sự.

Đối với Ý, bất ổn chính trị, ngân hàng dễ đổ vỡ, tăng trưởng kinh tế chậm, mức nợ cao sẽ lại một lần nữa làm dấy lên câu hỏi về tương lai của nước lớn thứ ba khu vực đồng Euro nói riêng và liên minh tiền tệ nói chung. Chính phủ hiện tại sẽ suy yếu và bầu cử sớm có thể sẽ xảy ra. Bất kể là ai lãnh đạo, Chính phủ Ý sẽ thúc đẩy tính linh hoạt trong các mục tiêu tài chính của EU và yêu cầu các đối tác EU đoàn kết đối phó với cuộc khủng hoảng nhập cư.

Nga sẽ khai thác sự chia rẽ của EU bằng cách ủng hộ các chính đảng có quan điểm hoài nghi EU trên khắp châu Âu. Nhiều khả năng đến cuối năm nay sẽ có nới lỏng sự trừng phạt của EU ở mức độ nào đó./.

Hoài Nam (theo Stratfor)

NỔI BẬT TRANG CHỦ