• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Quân cờ” Triều Tiên đang mắc kẹt trong tay Nga hay Trung Quốc?

Thế giới 22/08/2017 20:21

(Tổ Quốc) - Trung Quốc đang là quốc gia “chống lưng” cho kinh tế Triều Tiên, tuy nhiên, điều này dường như không khiến Bình Nhưỡng “miễn cưỡng”, các chuyên gia cho biết.

“Ẩn tình” quan hệ Trung Quốc và Triều Tiên

Hơn một nửa thế kỷ qua, Trung Quốc liên tục xem Triều Tiên là “chất xúc tác” nhiều nguy hiểm. Có thể Bình Nhưỡng có lợi cho Bắc Kinh khi đi cùng với Washington và xem nước này là một phần yểm trợ cho sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có được nhiều hơn nếu lựa chọn khôn ngoan hơn, các nhà quan sát nhận định.

 Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Theo tờ newstatesman, chính quyền Triều Tiên liên tục được cho là không thể đoán trước được. Tuy nhiên, các biểu hiện gần đây của Bình Nhưỡng cho thấy rằng tham vọng tràn trề về  tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân và là sức mạnh đe dọa các cường quốc trên thế giới. Triều Tiên không tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tấn công đầu tiên, tuy nhiên miễn là các nước khác vẫn có vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên vẫn có thể xem đây là lý do để tự vệ.

Lịch sử lâu dài của các chương trình hạt nhân Triều Tiên luôn được ghi nhận. Tham vọng sơ khai về hạt nhân đã manh nha từ thời nhà lãnh đạo sáng lập nên Triều Tiên Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và trải qua thời gian dài các chương trình bí mật nhằm phát triển tên lửa. Theo các nhà quan sát, chính quyền Triều Tiên qua các chính quyền được xem là “phiền phức” và châm ngòi cho nhiều khủng hoảng, nhưng lại vướng vào một lỗi là không hề có mục tiêu rõ ràng và kế hoạch cụ thể.

Chính quyền Triều Tiên khai sinh giống như một con rối của Liên Xô, kẹt giữa một bên là Liên bang xô viết lớn mạnh và một Trung Quốc yếu đuối. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu, chủ nghĩa dân tộc và lo lắng về sự sống còn của thể chế, chính quyền nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành đều không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc hay Liên bang Xô Viết. Vào thời điểm hiện tại, Triều Tiên liên tục tạo ra các cơn mưa “lửa” với các tuyên bố đầy khiêu khích và mục tiêu nhắm vào Mỹ, các chuyên gia nhận định.

Chính quyền Triều Tiên đã thành công trong việc duy trì các quan hệ với Trung Quốc bởi các căng thẳng về rạn nứt quan hệ Trung Quốc và Liên bang Xô Viết sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, cố Chủ tịch Kim Nhật Thành vẫn tính toán kỹ lưỡng về việc duy trì tương lai của chính quyền Triều Tiên, trong đó có sức mạnh về chương trình hạt nhân và xem đây là bảo hiểm cần thiết nhằm chống lại các kẻ thù lớn có Mỹ và Hàn Quốc và các tham vọng bành trướng của Trung Quốc hay Nga.

Trung Quốc vẫn duy trì là đồng minh chính của Triều Tiên, tuy nhiên điều đó cũng không có nghĩa là Bình Nhưỡng phải nghe theo tất cả. Lịch sử song phương trong các  câu chuyện Trung Triều làmgia tăng về các thách thức và nhiều bất hòa. Cụ thể, Cố chủ tịch Kim Il-sung  đã từng lờ đi đề nghị của ông Mao Trạch Đông về việc đưa con trai cả là Kim Jong-il lên nắm chính quyền và là người kế nhiệm.

Các chuyến thăm qua lại giữa các cựu lãnh đạo Triều Tiên với Trung Quốc diễn ra thường lệ. Tuy nhiên, đến chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un mối quan hệ của Triều Tiên và Trung Quốc đã đẩy xa. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un chưa có chuyến thăm Bắc Kinh lần nào.

Ông Kim Jong Un luôn thể hiện thái độ thách thức. Không chỉ tăng cường các vụ thử tên lửa và vũ khí, nhà lãnh đạo Kim Jong Un thậm chí còn lựa chọn thời điểm nhạy cảm vào Hội nghị thượng đỉnh G20 để tiến hành một vụ thử tên lửa.

Trung Quốc luôn hậu thuẫn kinh tế giúp Triều Tiên nhưng dường như ảnh hưởng không đáng kể đối với Bình Nhưỡng và giá trị của mối quan hệ này luôn đặt câu hỏi cho các nhà phân tích chính sách ngoại giao Trung Quốc.

Trong giai đoạn căng thẳng leo thang hiện tại, Trung Quốc vẫn tỏ ra kiềm chế trong khi một mặt vẫn hợp tác với Liên Hợp Quốc nhằm tăng cường các lệnh trừng phạt vào Bình Nhưỡng.Theo các nhà phân tích, quan điểm của Bắc Kinh vẫn còn mâu thuẫn: “Một mặt nghi ngờ về tính hiệu quả của các lệnh trừng phạt; mặt khac lại khá nhạy cảm trong quan hệ với Mỹ khi Washington luôn siết chặn cán cân thương mại đối với Bắc Kinh. Trung Quốc cho rằng, các mối đe dọa gia tăng có thể khiến Triều Tiên rơi vào miệng hố chiến tranh và thất bại thảm hại. Điều khôn ngoan Bình Nhưỡng nên làm là nỗ lực tìm kiến hướng giải quyết khác và giảm căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, các chuyên gia Trung Quốc nhận định.

Quân bài Triều Tiên trong tay Nga

Ngày nay, mối quan hệ giữa Triều Tiên với Nga đã cải thiện hơn so với Trung Quốc. Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tìm kiếm một vài quốc gia giải quyết vấn đề Triều Tiên cho Mỹ thì nhiều khả năng Nga sẽ là nước mà ông Trump nghĩ tới đầu tiên, các nhà quan sát nhận định.

Cái giá phải trả cho điều này là chắc chắn. Tuy nhiên, ông Trump dường như sẽ tìm tới Tổng thống Nga Putin giải quyết vấn đề Triều Tiên chứ không bao giờ nhượng bộ với nhà lãnh đạo Kim Jong Un.

Triều Tiên hiện đang được cho là trì hoãn các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong khi Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành tập trận chung thường niên.

Cả Trung Quốc và Nga đều mong muôn Mỹ giảm ảnh hưởng tại châu Á. Hiện tại, Mỹ cho rằng Trung Quốc đanghạn chế năng lực để có thể kiềm chế Triều Tiên và Washington đang thời gian đầu trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh. Mối đe dọa của Trung Quốc tại bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên căng thẳng. Giải pháp nào để Bắc Kinh có thể vượt qua được giai đoạn này? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.

Vì vậy chỉ còn nhìn về phía Nga, nhiều nghi ngờ khả năng Moscow có thể nắm giữ quân bài giải quyết khủng hoảng Triều Tiên hiện tại, các nhà phân tích nhận định.

 (Theo newstatesman)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ