(Tổ Quốc) - Những câu hát ngọt ngào về mảnh đất Quảng Bình địa đầu tuyến lửa Bình Trị Thiên một thủa đã vang lên giữa lòng Hà Nội tối 26/3.
- 22.02.2017 Chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội” được tổ chức cuối tháng 3/2017
- 27.02.2017 “Quảng Bình trong câu hát” mở màn chuỗi chương trình nghệ thuật chất lượng cao tại Nhà hát Lớn 2017
- 06.03.2017 “Khúc tráng ca bên dòng Nhật Lệ” mở màn chương trình nghệ thuật Quảng Bình trong câu hát
- 10.03.2017 Ấn tượng về tình đất, tình người “Quảng Bình trong câu hát”
- 13.03.2017 Ca sĩ Bạch Trà: Hạnh phúc khi được hát về Quảng Bình
- 16.03.2017 Nhiều hoạt động đặc sắc trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”
- 21.03.2017 Ca sĩ Tân Nhàn: Chờ đợi một phiên bản mới trong đêm nhạc hát về Quảng Bình
- 22.03.2017 Hò khoan Lệ Thủy ngân vang trong lòng Hà Nội
- 24.03.2017 Trọng Tấn: “Sự giao thoa văn hóa Quảng Bình giữa lòng Hà Nội là điều đáng quý”
- 24.03.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện tổng duyệt chương trình “Quảng Bình trong câu hát ”
- 25.03.2017 Nghệ sĩ Quảng Bình chia sẻ trước giờ chinh phục công chúng Thủ đô
- 25.03.2017 Khai mạc Chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội“
- 26.03.2017 Sẵn sàng ngân vang những câu hát về Quảng Bình
Tối 26/3, chương trình nghệ thuật chất lượng cao “Quảng Bình trong câu hát” nằm trong chuỗi hoạt động Quảng Bình trong lòng Hà Nội đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Ông Hoàng Bình Quân- Trưởng Ban đối ngoại trung ương; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình… đã đến tham dự chương trình.
Ông Hoàng Bình Quân- Trưởng Ban đối ngoại trung ương; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình… đã đến tham dự chương trình. |
“Quảng Bình trong câu hát” được dàn dựng hoành tráng, ấn tượng với hình ảnh Thành cổ Đồng Hới- biểu tượng của vùng đất Quảng Bình. Cùng với những hình ảnh tái hiện thạch nhũ, biểu trưng cho vùng đất Quảng Bình- xứ sở của hang động với Sơn Đoòng hang động đẹp nhất thế giới như đưa công chúng đến với mảnh đất Quảng Bình biển xanh, cát trắng.
Phần mở đầu chương trình là tiết mục Khúc tráng ca bên dòng Nhật Lệ với sự biểu diễn của NSƯT Tố Uyên và nhóm múa đã đem đến cho khán giả tình yêu, niềm tự hào về mảnh đất nhiều đau thương đang trỗi dậy, đổi thay.
Nhà hát Lớn không còn chỗ trống. |
Với thời lượng 120 phút, “Quảng Bình trong câu hát” được chia làm 3 phần.
Phần I: Thời hoa lửa. Khán giả được thưởng thức “đặc sản” “Hò khoan Lệ Thủy” với sự biểu diễn của các nghệ sĩ đoàn nghệ thuật tỉnh Quảng Bình. Nói đến Quảng Bình, không thể không nhắc đến miền quê của người Mẹ đã đi vào huyền thoại- Mẹ Suốt. Ca khúc “Nhớ về Mẹ Suốt” qua sự biểu diễn của NSƯT Thùy Linh, NSƯT Phong Thủy, Bạch Trà như một nốt trầm gieo vào lòng người.
Qua giọng ca của ca sĩ Lê Anh Dũng và tập thể diễn viên múa Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam, ca khúc “Trên Biển quê hương”: hò ơi hò khoan tung lưới ra ngoài khơi. Hò ơi hò khoan tung lưới ra ngoài khơi. Ta bắt con cá nhảy, ta bắt đàn cá bơi”….khỏe khoắn, hào sảng ngân vang là niềm tự hào về vùng biển đẹp giàu của Quảng Bình.
Xúc cảm về Thời hoa lửa không thể thiếu những hồi ức về vùng đất địa đầu tuyến lửa, Quảng Bình trong kháng chiến nhiều đau thương nhưng cũng kiên cường, anh dũng. Ý chí ấy, mảnh đất ấy đã sinh ra huyền thoại Mẹ Suốt, anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp. Ca khúc “Bình Trị Thiên khói lửa” qua giọng ca của NSƯT Đăng Dương và tập thể diễn viên Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam và tiết mục song tấu đàn bầu “Vì miền Nam” qua sự biểu diễn của NSƯT Xuân Bình, NSƯT Trường Giang góp phần làm trọn vẹn xúc cảm hào hùng ấy.
Phần II “Ân tình đất mẹ” được mở màn với giọng ca của ca sĩ Trọng Tấn qua ca khúc “Trở về”; tiếp nối là ca khúc “Huyền thoại trăng Nhật Lệ” qua sự thể hiện của ca sĩ Tân Nhàn; hoạt cảnh “Hò thuốc” do tập thể nghệ sĩ đoàn nghệ thuật Quảng Bình; bài hát “Đưa em về Kiến Giang” do ca sĩ Tăng Quỳnh Nga thể hiện.
Hiếm có mảnh đất nào như Quảng Bình, mỗi địa danh ở vùng đất này đều đi vào thơ ca một cách tự nhiên, mộc mạc, giản dị mà ngọt ngào, tha thiết. Không chỉ được lãng đãng cùng “Huyền thoại trăng Nhật Lệ”, da diết cùng “Đưa em về Kiến Giang”, “Ân tình đất mẹ” cũng đem đến cho công chúng phút lắng đọng trong hòa tấu “Huyền thoại Mẹ”, qua ca khúc “Lời em cô gái Lệ Ninh” (NSƯT Phương Thảo) hay “Về Đồng Lê” (ca sĩ Thành Lê) và “Chín nhịp cầu Danh”…
Phần III với chủ đề “Quảng Bình ngày mới” với các ca khúc “Tình ta biển bạc đồng xanh” (biểu diễn Tân Nhàn, Lê Anh Dũng); “Phố biển tình anh” (Đình Phương, Bạch Trà); “Phong Nha huyền ảo” (Bùi Lê Mận); “Quảng Bình cất cánh” (Tập thể diễn viên đoàn nghệ thuật Quảng Bình); “Tướng quân Võ Nguyên Giáp” (ca sĩ Viết Danh) đem đến cho công chúng cảm nhận về một Quảng Bình đổi mới cùng đất nước. Một niềm vui, niềm tin về mảnh đất đã qua đau thương bừng lên sức sống mới trong lao động, sản xuất. Màn hát múa “Quảng Bình quê ta” qua giọng ca các ca sĩ Phương Thảo, Thành Lê, Thu Hà đã khép lại chương trình với nhiều dư âm.
Vợ chồng bác Mai Ngọc Thanh (tập thể 409 Kim Mã) đều quê ở Quảng Bình, cho biết, hai bác xa quê mấy chục năm, sống tại Thủ đô, được biết lần đầu tiên có một chương trình nghệ thuật về Quảng Bình nên từ cả tháng trước đã háo hức nhờ con cháu đi mua vé để xem “Quảng Bình trong câu hát”. “Mấy chục năm xa quê, được xem một chương trình nghệ thuật mang đậm dấu ấn về quê hương, xúc động không sao tả được. Được nghe hò thuốc, hò khoan Lệ Thủy, được nghe Huyền thoại trăng Nhật Lệ, Về Kiến Giang… thấy như được sống lại những ngày tuổi trẻ sôi nổi ở quê hương. Hồi ức tuổi trẻ là thứ tuổi chúng tôi hay hồi tưởng lại. Nhưng cảm xúc ấy, sau khi xem Quảng Bình trong câu hát mới thực sự sống động”- vợ chồng bác Mai Ngọc Thanh xúc động chia sẻ.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cùng các vị lãnh đạo chúc mừng các nghệ sĩ đã cống hiến một chương trình nghệ thuật đầy ấn tượng |
Hẳn là cảm xúc ấy cũng là cảm xúc chung của nhiều khán giả sau khi màn nhung của “Quảng Bình trong câu hát” khép lại ./.
ảnh: Minh Khánh