• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Rác nhiều hơn cá: "Lềnh bềnh" nguy cơ tổn hại nghiêm trọng môi trường biển tại Đông Á

Thế giới 10/04/2019 16:32

(Tổ Quốc) - Theo RSIS Commentaries, ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển là một thách thức mới đối với loài người. Điều này đang ảnh hưởng tới các quốc gia Đông Á, trong đó 6 quốc gia bị ô nhiễm nặng.

Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển

Trong khi một số khu vực đã bắt đầu giải quyết vấn đề này thì chúng ta cần phải chung tay hướng đến mục tiêu chung.

Rác nhiều hơn cá: Lềnh bềnh nguy cơ tổn hại nghiêm trọng môi trường biển tại Đông Á  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã có phiên họp lần thứ 4 vào ngày 11-15/3/2019 thảo luận về các chiến lược đối phó với thách thức môi trường và khí hậu vì mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc tới năm 2030. Trong số các lĩnh vực đưa ra thảo luận bao gồm việc bảo vệ đại dương, còn có sự tập trung vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa ở môi trường biển.

Điều này phản ánh mối đe dọa gia tăng về rác thải nhựa trong môi trường biển. Báo cáo được công khai tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2016 phỏng đoán sẽ có nhiều rác thải nhựa trong môi trường biển hơn cả cá trong năm 2050 nếu không có sự can thiệp hiệu quả. Hội thảo đã thông qua các nghị quyết thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm việc kêu gọi hợp tác giảm rác thải nhựa ở môi trường biển.

Việc tập trung bảo vệ môi trường biển liên tục được quan tâm tại Đông Á. Rác thải nhựa tại các quốc gia khu vực ven biển tại Đông Á liên tục rơi vào tình trạng đắp đống bao quanh các khu vực biển. Theo một báo cáo từ trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey và trung tâm Bảo tồn Đại dương vào năm 2015, lượng rác thải của Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan vẫn tồn tại trên trong đại dương toàn cầu.

Vì vậy, ô nhiễm rác thải nhựa trong môi trường biển có thể đe dọa tới an ninh và phát triển tại các quốc gia khu vực trong nhiều cách. Điều này tàn phá hệ sinh thái biển bằng cách giết chết các sinh vật biển và gây ô nhiễm môi trường biển.

Ô nhiễm môi trường biển tạo ra các vi hạt nhựa, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm dự trữ tại các tàu đánh cá và điều này chắc chắn ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng tại châu Á khi số lượng lớn người dân ở đây tiêu thụ hải sản. Số lượng lớn các rác thải nhựa các biển khu vực đang làm hại tới sức khỏe người dân và ảnh hưởng tới ngành kinh tế liên quan đến biển trong khu vực.

Các hòn đảo giống như Bali và Boracay phụ thuộc lớn vào lợi nhuận du lịch biển. Ô nhiễm rác nhựa tại các khu vực ven biển có thể ảnh hưởng lớn tới sự nổi tiếng vốn có của các vùng biển này.

Các quốc gia Đông Á cùng hành động

Sự tàn phá hệ sinh thái biển có thể sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các quốc gia có nguồn tài nguyên biển.

Cùng công nhận mức độ nghiêm trọng của các thách thức đối mặt, các quốc gia trong khu vực cần hành động. Ở mức độ quốc gia, các nước này đang nỗ lực nhằm đối phó với thách thức. Indonesia đặt mục tiêu giảm lượng rác nhựa ở môi trường biển ở khoảng 70% tới năm 2025. Chính phủ nước này từng áp dụng mức áp thuế đối với việc sử dụng túi rác nylon (túi nhựa) tại một số quốc gia vào năm 2016 và cam kết trong năm 2017 sẽ đầu tư 1 tỷ đôla Mỹ nhằm giảm rác thải nhựa tại môi trường biển và các chất thải khác.

Tại Singapore, chính phủ cũng gia tăng sự chú ý đối với cảnh quan biển. Nước này đã thực hiện nghiên cứu hai năm nhằm kiểm soát các vấn đề rác thải tại 9 khu vực ven biển. Các nhà khoa học đã đưa ra báo cáo có tên gọi "the Blue Plan" (Kế hoạch Xanh) nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rác thải nhựa ở môi trường biển. Việt Nam và Philippines đang phát triển kế hoạch/chiến lược hành động quốc gia nhằm giải quyết thách thức gia tăng. Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện kế hoạch này vào tháng 8/2018.

Các thảo luận về việc thúc đẩy các quy định và luật liên quan đến vấn đề này. Nhật Bản đã ra một dự thảo trong tháng 6/2018 nhằm mục tiêu giảm số lượng rác thải nhựa. Ý thức chung trong bối cảnh đối phó với các mối đe dọa nhựa trong môi trường biển nên cùng chung tay nỗ lực.

Vào tháng 10/2018, Indonesia đã tổ chức Hội thảo đại dương mang tên "Our Ocean Conference" tại Bali, các quốc gia bao gồm Indonesia, New Zealand và Nhật Bản đã kêu gọi sự hợp tác khu vực giải quyết rác thải nhựa ở môi trường biển và mời các quốc gia khu vực cùng tham gia sáng kiến.

Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đã có tuyên bố của các nhà lãnh đạo nhằm đối phó với rác thải nhựa trong môi trường biển vào tháng 11/2018. Indonesia hiện tại đang thúc đẩy việc phát triển kế hoạch hành động khu vực theo thống nhất tại EAS vào năm 2019. Thái Lan cũng nhấn mạnh đến các vấn đề rác thải nhựa trong môi trường biển đồng thời kêu gọi nỗ lực thúc đẩy hợp tác bền vững.

Philippines và Thái Lan, vào năm 2018, đã phải đóng cửa một số hòn đảo du lịch nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa. Tuy nhiên, điều này cũng gia tăng lo lắng cho ngành du lịch nước này.

Vì vậy, các sáng kiến cần phải đảm bảo sự hiểu biết và hợp tác từ các bên liên quan. Sự phát triển công nghệ có thể làm giảm nguy cơ rác thải nhựa làm hại môi trường. Và đây có thể là một hướng giải quyết. Nhật Bản thúc đẩy hợp tác với các quốc gia ASEAN trong lĩnh vực này nhằm hỗ trợ tài chính và công nghệ giải quyết các vấn đề rác thải. Một cách tiếp cận toàn diện giải quyết các cấp độ khác nhau của mức độ ô nhiễm rác nhựa môi trường biển và các tác nhân liên quan là giải pháp hiệu quả cần thiết nhằm đối phó với mối đe dọa hiện tại.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ