• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Rạn nứt xung đột lập trường thỏa thuận hạt nhân trước giờ G

Thế giới 12/10/2017 09:35

(Tổ Quốc) - Nhiều ý kiến đối lập về việc đi hay ở thỏa thuận hạt nhân Iran trước quyết định cuối cùng mà Mỹ sẽ thông qua trong ngày hôm nay.

Tổng thống Trump muốn tiết lộ chiến lược mở rộng nhằm đối phó với Iran trong tuần này. Ông Trump vẫn có thể đưa ra các thay đổi vào phút chót trước khi đưa ra quyết định về việc đi hay ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, Reuters dẫn tin.

Tổng thống Trump vẫn tỏ ra lập trường cứng rắn đối với thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh:reuters

Các quan chức cấp cao của Mỹ, các đồng minh châu Âu và những nhà lập pháp Mỹ đã nói với Tổng thống Trump rằng, việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân sẽ khiến cho Mỹ bị cô lập và khiến cho quan hệ ngoại giao giữa Washington và Tehran căng thẳng leo thang.

Được thông qua bởi Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Iran, thỏa thuận hạt nhân Iran giống như một sức ép khiến Tehran phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Trump cảnh báo về việc Iran vi phạm thỏa thuận và muốn ra khỏi thỏa thuận lần này. Tuy nhiên, các cố vấn cấp cao của Mỹ đã đưa cho Tổng thống Trump các lựa chọn nhằm cân nhắc lại thỏa thuận này, một quan chức cấp cao chính quyền cho biết.

“Họ luôn phải đưa ra các kế hoạch nhằm bảo vệ những điều mà họ thực sự lo lắng nhưng không tái khẳng định những gì mà Tổng thống không hề muốn”, một quan chức nói trong điều kiện giấu tên.

Theo các quan chức Nhà Trắng, Tổng thống Trump vẫn mong muốn tiến hành chính sách mở rộng đối với Iran nhằm kiềm chế chương trình tên lửa đạn đạo. Ông Trump cho rằng, thỏa thuận hạt nhân đang quá “thoáng” đối với Iran và không khiến nước này từ bỏ các tham vọng hạt nhân.

“Không đàm phán”

Trong khi đó, các quan chức châu Âu muốn tiến tới đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân. Một vài nhà ngoài giao cho rằng, châu Âu đã sẵn sàng cho đàm phản về thỏa thuận các lệnh trừng phạt đối với Iran về các vụ thử tên lửa đạn đạo gần đây và sẽ hình thành chiến lược kiềm chế ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Các quan chức cũng cho biết, sẽ tiến tới quá trình đàm phán mới về các điều khoản và quy định của thỏa thuận hạt nhân 2025 mặc dù vẫn không có lý do nào để bắt buộc Iran tham gia vào cuộc đàm phán lần này. Iran cho biết họ sẽ ra khỏi thỏa thuận nếu Mỹ quyết định rút khỏi.

Thủ tướng Anh Theresa May và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều tỏ ra lo lắng về quyết định có thể của Tổng thống Trump nhằm rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.

“Nếu Mỹ không muốn hậu thuẫn thỏa thuận này thì việc duy trì tiếp tục thỏa thuận sẽ rất khó”, một nhà ngoại giao Pháp cho biết.

Các quan chức Mỹ cho rằng, nếu quyết định từ bỏ các thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua thì sẽ dẫn đến rạn nứt xung đột lập trường hạt nhân bao gồm 2 bên khi một bên vẫn muốn tiếp thỏa thuận và một bên khác là Mỹ.

 (theo reuters)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ