(Tổ Quốc) - Tổng thống Trump liên tục thúc đẩy các trừng phạt mạnh mẽ vào Thổ Nhĩ Kỳ nhằm gia tăng sức ép đối với nước này khiến quan hệ hai nước đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại.
Căng thẳng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục leo thang
Hơn 3 tuần sau căng thẳng đỉnh điểm giữa Ankara và Washington, ông Andrew Brunson vẫn bị quản thúc tại gia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm hiện tại, Tổng thống Erdogan cũng bày tỏ chỉ trích đối với các trừng phạt bủa vây của Mỹ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan |
Khi đồng lira của Ankara giảm sốc, ông Erdogan đã bày tỏ sự giận dữ mạnh mẽ và cho biết, Ankara đang là nạn nhận của “sự phá hoại có chủ ý” liên quan đến lĩnh vực kinh tế.
Giới phân tích cho biết, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong những năm qua và hiện tại lại tiếp tục bị bủa vây từ trừng phạt của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có sự hỗ trợ từ các đồng minh nước ngoài sau khi Tổng thống Trump tăng cường các trừng phạt vào nước này nhằm cô lập Ankara. Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Nga, cuộc điện đàm giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Pháp Macron cùng với cam kết của Qatar trong việc đầu tư 15 tỷ đôla vào kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là các động thái cho thấy Ankara đã tìm được các hỗ trợ nhất định trong bối cảnh hiện tại.
“Ankara sẽ không khuất phục cho bất kỳ động thái gây sức ép nào từ một quốc gia mà chúng tôi đã từng xem là đối tác chiến lược”, hãng tin Anadolu trích dẫn nguồn tin từ ông Erdogan cho biết.
“Căng thẳng với Mỹ đã khiến cho kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đi xuống thảm hại cùng với sự lao dốc của đồng lira so với đồng đôla Mỹ. Tuy nhiên, tuyên bố của Tổng thống Erdogan khẳng định có thể vực dậy cuộc khủng hoảng lần này đang đặt ra câu hỏi liệu Tổng thống Trump có đang đánh giá quá thấp Tổng thống Erdogan hay không. Ông Erdogan được xem là một chiến lược gia nahnh nhẹn và từng có niềm tin có thể bất bại trước mọi sức ép”, Lisel Hintz, giáo sư khoa quan hệ quốc tế tại Đại học John Hopkins cho biét
“”Chiến lược của Tổng thống Erdogan nhằm vào các tác nhân nước ngoài đang đối mặt với các mối đe dọa trong nước giống như một kịch bản quen thuộc”, ông Soli Ozel, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Kadir Has, Instanbul cho biết.
“Sự khác biệt lần này là bằng chứng đanh thép về tuyên bố cứng rắn chống lại Thổ Nhĩ Kỳ”, ông Ozel nhắc tới các trừng phạt của Mỹ nahwfm vào Ankara giống như “cú đấm sau lưng Ankara”. Hiệu ứng này khiến cho người Thổ Nhĩ Kỳ nghĩ rằng đây không chỉ là một cuộc khủng hoảng kinh tế mà còn là tác nhân của một chiến tranh thương mại do Mỹ tạo nên.
Sách lược lôi kéo châu Âu đến gần Thổ Nhĩ Kỳ
Theo Washington post, sau khi Tổng thống Erdogan kêu gọi tẩy chay các sản phẩm điện tử do Mỹ sản xuất, trong đó có iphone thì ngay lập tức hiệu ứng tiêu cực tác động với hàng loạt các hình ảnh video người dân Thổ Nhĩ Kỳ đập vỡ chiếc iphone bằng búa hoặc gậy bóng chày được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội.
Để tranh thủ lôi kéo đồng minh, thậm chí Tổng thống Erdogan còn lôi kéo châu Âu vào cuộc. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã có cuộc điện đàm của ông Erdogan vào tuần trước trong bối cảnh căng thẳng với Tổng thống Macron và Thủ tướng Đức Merkel. Theo các nhà phân tích, động thái này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn xích lại gần châu Âu.
“Điều đó không nhất thiết cho “hâm nóng quan hệ với châu Âu. Tôi cho rằng chỉ đơn giản là phản ứng và động thái thêm của Ankara nhằm đối phó với Mỹ”, ông Hintz nói.
Tổng thống Erdogan cũng muốn làm rõ ràng rằng và ông đang gửi tín hiệu tới Mỹ.
“Trước khi quá muộn, Washington phải từ bỏ các hành động sai lầm đang khiến cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ rơi vào ngõ cụt”, tờ New York Times đã viết trong một bình luận trích dẫn lời Tổng thống Erdoganc ho biết vào ngày 10/8.
Các vấn đề khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào tháng 6. Giới phân tích cho rằng, Ankara cần phải nỗ lực để vượt qua khủng hoảng kinh tế đối phó với các căng thẳng chính trị có thể diễn biến leo thang.
“Những gì Tổng thống Erdogan đang muốn giữ bí mật là nhằm che giấu sự thất bại trong chính sách kinh tế dẫn đến kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Bạn có nghĩ rằng đồng lira có thể bình ổn giá so với đồng đôla Mỹ nếu linh mục Brunson được thả? Số nợ của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm không?”, ông Kemal Kilicdaroglu, thành viên Đảng đối lập của Thổ Nhĩ Kỳ nói.
Trường hợp của linh mục Brunson đang đẩy quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ xa hơn.
Trong những năm gần đây, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đều liên tục là đồng minh thân thiết trong chiến tranh Syria và các thương vụ vũ khí đã đính ước giữa hai bên.
Cho đến gần đây, quan hệ hai nước đang bước sang ngã rẽ mới. Căng thẳng giữa Tổng thống Erdogan và Tổng thống Trump có phần leo thang sau các thách thức trừng phạt từ Mỹ.
“Tổng thống Erdogan dường như đang muốn lún sâu vào căng thẳng. Điều đó có thể gây khó khăn hơn nếu Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ thực hiện thêm các trừng phạt bổ sung nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ”, Sinan Ciddi - giám đốc Viện nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học Georgetown cho biết.
Cuộc khủng hoảng kéo dài có thể gây bất lợi cho ông Erdogan sau hàng loạt các nỗ lực gần đây của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lấy lại niềm tin của người dân Thổ. Theo kịch bản đó, nếu giá cả tăng lên bởi lạm phát cao sẽ làm kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào vực thăm và người dân sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày./.