• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Scandal Siemens “vén màn” hợp tác Mỹ- Nga phía sau lệnh trừng phạt?

Thế giới 07/08/2017 13:21

(Tổ Quốc) - Quyết định trừng phạt bổ sung của EU tạo cơ hội cho các công ty Mỹ tại Nga, bất chấp thái độ cứng rắn của Washington.  

Hôm thứ Sáu (04/8), EU đã áp dụng thêm các lệnh trừng phạt bổ sung lên Moscow về vụ việc vận chuyển các tua-bin khí do công ty Đức Siemens cung cấp, sang bán đảo Crimea. EU đã đưa thêm ba cá nhân mang quốc tịch Nga, bao gồm hai quan chức thuộc Bộ Năng lượng Nga và ba công ty vào danh sách trừng phạt.

Hãng tin Sputnik dẫn lời chuyên gia chính trị Alexei Mukhin cho biết, Siemens không muốn rời bỏ thị trường Nga, bởi vì vị trí này chắc chắn sẽ nhanh chóng được thay thế bởi các công ty khác.

“Siemens đưa ra các tuyên bố theo những hướng khác nhau với nỗ lực nhằm giảm căng thẳng từ mọi bên…,” ông Mukhin nói. “Theo tôi, họ không muốn mất thị trường Nga. Đây là một thị trường rất quan trọng cho tập đoàn này, và họ có thể bị thay thế dễ dàng bởi các công ty Mỹ. Các tập đoàn Mỹ sẽ không ngần ngại lấp đầy lỗ hổng do lệnh trừng phạt của EU tạo ra.”

Chuyên gia này cũng tiết lộ, các công ty Mỹ và Nga đã và đang thương thảo khả năng hợp tác trong lĩnh vực này.

“Mỹ đã hợp tác với Nga. Vấn đề là, khó có thể tưởng tượng được rằng, sự trừng phạt cho các công ty Mỹ bắt tay với nước Nga ‘hiếu chiến’, thật ra không qua khắc nghiệt,” ông Mukhin nhận xét.

Đầu tháng Bảy, Siemens đã thành lập một nhóm đặc biệt điều tra các báo cáo về việc vận chuyển các tua-bin khí do Siemens Gas Turbines Technologies - một liên doanh giữa tập đoàn Đức với công ty Nga, Russian Power Machines, đến bán đảo Crimea.

Hôm thứ Sáu, Siemens giải thích, cả bốn tua-bin trên - nằm trong một dự án tại Taman, đã bị đưa đến Crimea một cách bất hợp pháp.

Bên trong khu sản xuất của tập đoàn Siemens tại Đức

Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, Moscow cân nhắc trách nhiệm của EU trong việc đưa ra các quyết định “thiếu thiện chí và công bằng”, và chính phủ Nga có quyền đáp trả.

Một ngày sau đó, Bộ Năng lượng Nga cho biết, các lệnh trừng phạt bổ sung của EU đã can thiệp vào quan hệ giữa Siemens và công ty Nga, đồng thời nhấn mạnh, đó là sự vi phạm trực tiếp các quy định pháp lý quốc tế.

Trước đó, vào ngày 11/7, theo một phát biểu của  Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga, Denis Manturov, các nhà máy điện mới tại Crimea sẽ được trang bị các tua-bin sản xuất tại Nga, chứ không phải là nhập khẩu từ phương Tây. Phát ngôn viên của Điện Kremlin cũng khẳng định, tất cả các sản phẩm sử dụng tại Crimea đều sản xuất tại Nga.

Đại diện của công ty Nga Technopromexport (thuộc tập đoàn Rostec) cho biết, công ty này mua các tua-bin đã được chỉnh sửa lại, từ các công ty Nga.

(Theo Sputnik)

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ