• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

SCMP: Nỗ lực hồi phục kinh tế của một số quốc gia Đông Nam Á hậu Covid-19

Thế giới 28/05/2020 20:01

(Tổ Quốc) - Các nhà kinh tế cho rằng chính phủ các nước Đông Nam Á luôn chú tâm đến tiền đề trong chính sách tài khóa và xem xét khả năng có nên đi theo gói kích thích kinh tế của Singapore hậu Covid-19 hay không.

Theo SCMP, Singapore đã thông báo các biện pháp hỗ trợ mới trị giá 23 tỷ đôla Singapore nhằm hỗ trợ việc làm trong đại dịch nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng dịch bệnh.

SCMP: Nỗ lực hồi phục kinh tế của một số quốc gia Đông Nam Á hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg

Cho đến hiện tại, gói kích thích của Singapore hiện đã lên tới 92.9 tỷ đôla Singapore tương đương với 19.2% GDP.

Trong khi đó, các quốc gia như Đức và Nhật Bản đã chi lên tới gần 20% GDP cho các gói kích thích liên quan đến Covid-19.

Nhắc đến gói cứu trợ hậu Covid-19, Singapore không vay mượn để hỗ trợ các biện pháp chống dịch Covid-19. Chính phủ nước này đã rút khoảng 52 tỷ đôla Singapore – chiếm khoảng 56% trong tổng chi tiêu bất thường từ khoản dự trữ tài chính trị giá hơn 1 nghìn tỷ đôla Singapore.

Trong khi đó, các quốc gia khác như Indonesia, Thái Lan và Malaysia không có nguồn dự trữ tài chính lớn như vậy mà khai thác các khoản vay cực rẻ với lãi suất thấp kỷ lục. Giới quan sát cho rằng các quyết định kinh tế nên làm như vậy sau khi cân nhắc cẩn thận các yếu tố địa phương.

"Tài chính công của Singapore không thể so sánh với Malaysia, Thái Lan và Indonesia", nhà kinh tế cấp cao của Rabobank - Raphie Hayat nói.

Tại Thái Lan, Quốc hội đã bắt đầu bàn luận về gói kích thích kinh tế do Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đề xuất. Chính phủ định hướng phê duyệt khoản vay trị giá gần 31 tỷ đôla Mỹ, trong đó bao gồm các biện pháp trợ cấp lương và cho vay mềm đối với các công ty.

Ông Shaun Roache, nhà kinh tế đứng đầu châu Á – Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings nói rằng, các nền kinh tế mới nổi trong khu vực cần hạn chế sử dụng các biện pháp phong tỏa cũng như giảm nhu cầu nước ngoài trong bối cảnh hiện tại.

"Một số các nền kinh tế đã thông báo nới lỏng hạn chế đáng kể và trọng tâm tập trung vào vận hành thay vì bổ sung thêm các gói hỗ trợ. Rủi ro vì làn sóng lây nhiễm thứ hai đang cao và chúng ta có thể thấy chính phủ các nước đang tập trung vào việc hỗ trợ hồi phục kinh tế nhanh nhất", ông Roache nói trên This Week in Asia.

"Các biện pháp hồi phục kinh tế cũng đang được áp dụng ở Malaysia, tập trung 77% các biện pháp kích thích kinh tế là bảo lãnh tín dụng thay vì chi tiêu tiền mặt. Malaysia cũng đang tập trung vào nỗ lực vực dậy kinh tế mà không phải chỉ đưa ra các biện pháp nhỏ giọt trong bối cảnh gấp gáp hiện tại", ông Vishnu Varathan – nhà kinh tế đứng đầu Singapore tại Mizuho Bank nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ