• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp: Trăn trở tìm việc làm, xoay sở trang trải cuộc sống

Thế giới 30/05/2022 15:07

(Tổ Quốc) - Theo trang SCMP, thống kê tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên Trung Quốc ở độ tuổi từ 16 đến 24 chiếm 18,2% trong tháng trước.

Xu hướng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc

Cách đây ba tháng, Jin Jing đã định hình về công việc tương lai sau khi tốt nghiệp hai trường đại học ở Hàng Châu và Thượng Hải, hai thành phố lớn gần quê hương của cô vào thời gian tới.

Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp: Trăn trở tìm việc làm, tự mở công ty trang trải cuộc sống - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Sau khi đăng ký theo học tại Đại học Monash, Melbourne, Australia vào đầu năm 2020, Jin Jing đã tham gia các lớp học trực tuyến bởi hạn chế đi lại do Covid-19. Khi các quốc gia gần đây bắt đầu mở cửa trở lại với du khách, Jin Jing đã quyết định rời Trung Quốc đến Australia để hoàn thành chương trình học của mình và tìm kiếm việc làm ở đây.

"Tôi chưa từng nghĩ đến phải ra nước ngoài tìm việc làm cho đến gần đây. Xem xét tình hình hiện tại, tôi thích ở Australia hơn", sinh viên 21 tuổi nói.

Jin Jing cũng cho rằng tình hình chống dịch ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến thị trường việc làm. Trung Quốc tiếp tục duy trì chiến lược zero Covid chống Covid-19 trong thời gian qua nhằm giảm tải mức độ siêu lây nhiễm do biến thể Omicron gây ra.

Chiến dịch chống dịch nghiêm ngặt cũng phần nào ảnh hướng đến kinh tế, làm suy giảm hoạt động kinh doanh và tác động đến chuỗi cung ứng. Chính những điều này đã ảnh hưởng đến việc làm tương lai của sinh viên Trung Quốc sắp tốt nghiệp.

Ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học buộc phải lựa chọn ra nước ngoài tìm việc bởi cảm giác không chắc chắn hoặc thị trường cạnh tranh lớn.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, kỷ lục 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ gia nhập thị trường việc làm Trung Quốc đại lục trong năm nay. Bên cạnh đó, báo cáo cũng ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp ở khoảng 18,2% đối với những người ở độ tuổi từ 16 đến 24 trong tháng trước.

Không giống như Jin - xuất thân từ gia đình khá giả, một sinh viên khác là Dai Xiaoyan, 19 tuổi sinh ra trong một gia đình nông thôn và đã đi làm thêm ở Thượng Hải từ tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, Dai không thể làm việc trong hai tháng qua vì lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trong thành phố.

Khi Thượng Hải dần nới lỏng các hạn chế bởi số ca lây nhiễm hàng ngày giảm dần thì một số doanh nghiệp vẫn chưa mở cửa trở lại. Trước bối cảnh như vậy, Dai Xiaoyan đã bắt chuyến tàu từ Thượng Hải đến Trịnh Châu, thủ phủ của Hà Nam vào ngày 27/5 sau một tuần cách ly. Dai Xiaoyan hiện đã về nhà ở thành phố Tân Hương gần đó.

"Tôi có thể trở về nhà một thời gian tìm việc làm ở Trịnh Châu, nơi mà tôi tin rằng không hề dễ dàng", Dai nói sau khi tốt nghiệp Đại học ở Trịnh Châu.

Dai cũng nói rằng bạn bè của cô rất ít khả năng tìm việc làm vào thời điểm này. Ở Thượng Hải, Dai kiếm được khoảng 7000 nhân dân tệ (1040 USD)/ tháng khi làm tại một quán trà và sống chung căn hộ với đồng nghiệp.

"Tất nhiên, tôi phải chấp nhận kiếm được ít hơn khi ở Trịnh Châu. Tôi có thể chỉ kiếm được khoảng 5000 đến 6000 nhân dân tệ (743 -890 USD) mỗi tháng", Dai nói thêm.

Theo một cuộc khảo sát do nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng trực tuyến zhaopin.com thực hiện, lớp sinh viên vừa tốt nghiệp năm 2022 ở Trung Quốc có thể kiếm mức lương hàng tháng khoảng 6295 nhân dân tệ (khoảng 935 USD), thấp hơn 6% so với sinh viên tốt nghiệp có việc làm vào năm ngoái.

Khó khăn tìm việc làm

Theo trang SCMP, chỉ khoảng 1/2 số sinh viên tốt nghiệp ở Trung Quốc có thể được tuyển dụng trong năm nay, giảm 6% so với năm ngoái.

Các trường đại học đang nỗ lực tìm cách kết nối với sinh viên để tạo điều kiện việc làm khi ra trường. Một số cựu sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ở Thượng Hải cho biết, gần đây họ đã nhận được nhiều tin nhắn từ trường về giới thiệu việc làm. Chính quyền địa phương cũng cam kết sẽ hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp tìm việc đồng thời khuyến khích tinh thần kinh doanh tại các địa phương vào thời điểm này.

Chính quyền thành phố Trịnh Châu, nơi Dai hiện đang bị cách ly là một trong số những khu vực cung cấp dịch vụ cách ly khách sạn miễn phí cho sinh viên tốt nghiệp đại học đến từ Thượng Hải. Trong khi đó, chính quyền thành phố Thượng Hải cũng đề nghị cắt giảm thuế và trợ cấp cho sinh viên đại học bắt đầu kinh doanh riêng.

Đối với những sinh viên như Jin hay Dai, khởi nghiệp không phải là lựa chọn khả thi.

"Tôi thực sự rất bối rối và không có tiền. Nghe có vẻ đây không phải là giải pháp thực tế, đặc biệt là không ai muốn chi tiền trong thời điểm đại dịch xảy ra", Dai nói.

"Các doanh nghiệp sắp phá sản. Làm thế nào để một sinh viên như tôi – không có tiền và kinh nghiệm lại có thể trở thành một doanh nhân thành công", Jin nói./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ