(Tổ Quốc) - Giới lãnh đạo Đức đang đáp trả các phát biểu căng thẳng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron liên quan đến tương lai của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO.
Theo Bloomberg, một rạn nứt công khai và rộng bất thường đã xuất hiện giữa Pháp và Đức. Về mặt căn nguyên, đây có thể là về tham vọng lãnh đạo của Pháp trong khi Đức không muốn bị lãnh đạo.
"Chúng tôi muốn có một châu Âu mạnh mẽ và có chủ quyền, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã viết trong một bài báo chính thức trên tờ Der Spiegel hàng tuần vào Chủ nhật. Tuy nhiên, chúng tôi cần điều đó như một phần của NATO mạnh mẽ, chứ không phải là một sự thay thế khác.
Đức phản ứng "gắt" với ông Macron
Theo Bloomberg, tuyên bố này không chỉ là về sự bảo vệ của ông Maas đối với một sự gắn kết châu Âu, nước Đức, một liên minh xuyên Đại Tây Dương dù ông Trump đang không dành sự quan tâm cho liên minh này, mà đơn giản là vì châu Âu chưa thể bảo vệ mình mà không cần sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Ông Maas cũng cho rằng, cả khi châu Âu một ngày nào đó có thể bảo vệ an ninh của chính mình, họ vẫn nên duy trì NATO. Trực tiếp trả lời về những tín hiệu của ông Macron liên quan tới việc cải thiện quan hệ với Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Đức tuyên bố rằng "Đức sẽ không để có bất kỳ thỏa thuận đặc biệt nào, không phải là vì Moscow hay bất kỳ vấn đề nào khác, mà vì nó làm mất an ninh của Ba Lan và các quốc gia Baltic.
Đây là những tuyên bố mạnh mẽ, đặc biệt là đến từ ông Maas - một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội Đức vốn ít ủng hộ Hoa Kỳ và NATO hơn là những thành viên cao cấp khác trong Liên minh cầm quyền, Liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo của Thủ tướng Angela Merkel. Nhưng về những điểm mà Maas đưa ra trong bài viết của mình, chính phủ Đức dường như đã thống nhất. Bà Merkel cũng vậy, chỉ trích tầm nhìn của ông Macron mạnh mẽ hơn bất kỳ vấn đề nào khác kể từ cuộc bầu cử năm 2017.
Chúng ta phải mang các phần châu Âu trong NATO lại gần nhau hơn, bà Merkel nói, và nhắc tới trọng tâm trong dự án quốc phòng của Liên minh châu Âu, được gọi là Hợp tác cấu trúc thường trực Pesco.
Đó là một cách tiếp cận hoàn toàn khác với ông Macron. Đối với ông, Pesco là về chủ quyền chiến lược. Còn đối với các chính trị gia Đức, đây là một dự án hiệu quả nhằm kết hợp hài hòa các quốc gia châu Âu, các ngành công nghiệp quốc phòng, cắt giảm số lượng các hệ thống phòng thủ khác nhau được sử dụng bởi các quốc gia thành viên, và tập trung phát triển vũ khí mới như máy bay chiến đấu và xe tăng.
Tầm nhìn này của Đức phù hợp với Khái niệm khung quốc gia, được NATO thông qua vào năm 2014. Đây là một cơ chế hợp tác quốc phòng tự nguyện được xây dựng xung quanh dự án của các quốc gia cụ thể, như ý tưởng của Đức trong việc điều phối phát triển năng lực quốc phòng, hoặc của Anh về một lực lượng phản ứng nhanh đa quốc gia. Theo khái niệm này, hầu như bất kỳ dự án hợp tác nào, ngay cả những dự án bao gồm cả các thành viên không thuộc NATO như Thụy Điển và Phần Lan, đều có thể diễn ra dưới sự bảo trợ của NATO.
Nhưng đặc biệt theo quan điểm của Pháp, NATO không phải là nền tảng tốt nhất cho các chương trình mua sắm chung, bởi vì vượt ra bên ngoài khối, châu Âu có thể tránh được sự cạnh tranh của Hoa Kỳ. Pháp, là quốc gia có quân đội mạnh nhất EU, cũng ưa thích thực hiện vai trò lãnh đạo. Đó có lẽ là lời giải thích tốt nhất cho Sáng kiến can thiệp châu Âu của ông Macron, một nỗ lực điều phối tư duy chiến lược của các quốc gia châu Âu và không phải là một phần của hợp tác quốc phòng EU.
Giải pháp tốt nhất cho châu Âu
Đức không có tham vọng quân sự như Pháp. Họ là một người chi tiêu quốc phòng thấp vì chi tiêu cao hơn là không nhận được sự ủng hộ về mặt chính trị. Sự sẵn sàng chiến đấu của Bundeswehr (quân đội Đức) liên tục bị đặt câu hỏi, và cả sức nặng của lịch sử đang đặt trên vai các nhà lãnh đạo Đức. Vì vậy, các chính trị gia Đức thấy chức năng của họ trong việc duy trì an ninh châu Âu khác với ông Macron.
Là một quốc gia ở trung tâm của châu Âu, Đức phải đóng một vai trò trung tâm, trung gian và cân bằng - trong phạm vi châu Âu và với Hoa Kỳ, ông Maas viết. "Nếu chúng ta không đảm nhận vai trò lãnh đạo này, sẽ không có ai".
Tuy nhiên, trở thành một người hòa giải không giống như là một nhà lãnh đạo. Một nước Đức không khoan nhượng, có đầu óc thỏa hiệp sẽ không cạnh tranh được với những nỗ lực liên tục của ông Macron. Dù vậy, đây sẽ là một lực cản đối với chiến lược an ninh của ông Macron, khi ông đề cập về quyền tự trị chiến lược hoặc có tín hiệu tích cực với Nga. Lập trường của Đức là giải pháp thay thế đáng tin cậy và có lẽ là tốt nhất: Bất kỳ cỗ máy nào trong đó ông Macron thiết kế động cơ thể thao đều cần phanh do Đức sản xuất.