(Tổ Quốc) - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Putin sẽ chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ-Nga trong thời gian tới.
“Sóng ngầm” trước thượng đỉnh Nga-Mỹ
Trong khi Tổng thống Trump dường như mềm mỏng hơn với Tổng thống Putin và cho rằng, Nga là đối tác cạnh trạnh chứ không phải là kẻ thù của Mỹ thì các nghị sỹ Mỹ đã tăng cường cảnh báo đến Tổng thống Trump trước cuộc gặp thượng đỉnh tại Helsinki, Phần Lan.
Tổng thống Putin |
“Ông Putin không phải là bạn của nước Mỹ và cũng không phải là đối tác cạnh tranh. Nga là kẻ thù của Mỹ bởi có nhiều lý do cho thấy điều đó”, Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa John Mc Cain nói.
“Điều đó phụ thuộc vào Tổng thống Trump trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga sắp tới tại Helsinki. Nếu không đủ tỉnh táo thì sẽ là nghiêm trọng cho sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đối với nước Mỹ và thế giới”, ông Mc Caine nói trong một tuyên bố.
Tổng thống Trump đang kỳ vọng cho một hội nghị thượng đỉnh nhằm thúc đẩy cơ hội giảm căng thẳng sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga và tăng cường hậu thuẫn cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cùng với các cáo buộc liên quan đến bầu cử Nga vào năm 2016.
Nghị sỹ Mỹ mong muốn ông Trump lên án các hành động của Nga xung quanh các vấn đề trên.
Quốc hội đã thực hiện lập trường cứng rắn nhằm chống lại các lập trường của Nga, gần như nhất trí phê duyệt vào năm ngoái một biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối phó với Moscow. Tuy nhiên, các nhà lập pháp lo lắng Tổng thống Trump sẽ thất bại trong cách giải quyết của Mỹ đối với Nga, đặc biệt xung quanh các cáo buộc liên quan đến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Đây cũng là điều mà Moscow liên tục phủ nhận.
Cơ quan tình báo Mỹ kết luận rằng, Moscow có can thiệp và ông Trump liên tục nói rằng ông sẽ xem xét điều này nhưng cho đến nay, điều này vẫn còn lấp lửng.
“Mục tiêu của chúng ta là phải chứng minh cho thế giới thấy rằng, cộng đồng các quốc gia dân chủ không hề có ý định tham gia vào quan điểm của ông Putin hay bất kỳ quan điểm độc đoán nào khác về thế giới. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải chống lại bất kỳ sự can thiệp “mang tính khiêu khích” từ Nga”, Thượng sỹ Đảng dân chủ Mark Warner và Thượng sỹ Đảng Cộng hòa Marco Rubio cho biết trong bài phân tích trên USA Today.
Các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Trump cũng lên tiếng lo ngại về thượng đỉnh Nga-Mỹ có thể gây tổn hại đến các đồng minh châu Âu, đặc biệt là sau khi nhận thấy ông Trump có vẻ “mơ hồ” sau các cam kết tại thượng đỉnh Mỹ-Triều vào 12/6 về lĩnh vực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Trump tuyên bố rằng, ông có thể mang đến dấu chấm hết cho các thách thức hạt nhân Triều Tiên. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Mỹ nói trong điều kiện giấu tên cho biết: “Ai nói rằng, Tổng thống Trump sẽ không ra khỏi thượng đỉnh Helsinki. Điều đó có nghĩa rằng, ông Putin đồng ý rằng cả hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ đều thông qua rằng Moscow sẽ không còn gây phiền phức hay bất kỳ thách thức nào cho các nước châu Âu?”
“Ẩn ý” điều dễ nhất thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Các lo lắng về cam kết của Tổng thống Trump đối với các đồng minh châu Âu sau thượng đỉnh Nga-Mỹ chưa thể kết thúc. Ông Trump đã từng tuyên bố về chiến thắng cá nhân sau khi nói với các đồng minh châu Âu hoặc tăng cường chi tiêu quốc phòng hoặc Mỹ sẽ rút lui.
Ông Trump đã gây khó cho các đồng minh Mỹ khi nói với báo chỉ tại Brussels rằng, cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Putin sẽ là một phần việc đơn giải nhất trong toàn bộ chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Mỹ.
Chính Nghị sỹ Đảng Cộng hòa Mỹ Jeff Flake đã chỉ trích Tổng thống Trump khi nói điều đó.
“Tại sao cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin lại dễ dàng hơn bất kỳ cuộc gặp nào khác sau hàng loạt các vấn đề của Nga vẫn chưa thể giải quyết”, ông Flake cho biết trong bài phát biểu tại Thượng viện.
Châu Âu và các quan chức Mỹ luôn bày tỏ lo lắng về việc liệu ông Putin có yêu cầu ông Trump đình chỉ cuộc tập trận quân sự của NATO tại các quốc gia Baltic hay không.
Một quan chức Mỹ khác cho biết, nếu ông Putin đi ra khỏi cuộc gặp với ông Putin với suy nghĩ có thể tiếp tục được phép hoạt động tại Baltics. Điều đó có nghĩa NATO sẽ phải ứng phó và tiếp cận nhằm ngăn chặn hành động này.
Sự khẳng định của ông Trump cho rằng, Nga là một đối tác cạnh trạnh mà không phải là kẻ thù hoàn toàn trái ngược với các luận điểm của tình báo Mỹ và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sau các cáo buộc Nga liên quan trong nhiều vụ việc nguy hiểm.
Trong khi ông Trump cho biết, ông mong muốn thượng đỉnh Helsinki sẽ là cuộc họp khá đơn giản thì các nghị sỹ Mỹ có thế hi vọng rằng cuộc gặp không có bất kỳ phán quyết gì và cũng không có bất kỳ đột phá nào trong thảo luận giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin.
“Dựa trên các căn cứ có thể phỏng đoán, tôi cho rằng, không đi đến đâu cả tại cuộc gặp Helsinki sẽ là tốt nhất cho Mỹ”, Thượng sỹ Đảng Cộng hòa Bob Corker nói.