(Tổ Quốc) - Thế giới ngày càng cảnh giác trước các Viện Khổng Tử.
Kể từ khi Viện Khổng Tử khai trương cái đầu tiên trên thế giới tại Hàn Quốc năm 2004, đến nay đã hoạt động được 14 năm.
Mục đích ban đầu cuả các Viện Khổng Tử là đào tạo tiếng Trung, quảng bá văn hóa Trung Quốc, hỗ trợ nước sở tại giảng dạy tiếng Trung và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với Trung Quốc.
Tính đến đầu năm 2018, theo con số thống kê của Trung Quốc, trên thế giới có 525 viện và 1.113 lớp học Khổng Tử. Tính theo châu lục, cho thấy: châu Mỹ có 161 viện và 574 lớp học Khổng Tử (161/774); châu Âu: 173/307; châu Á: 118/101; châu Phi: 54/30; châu Nam Cực: 19/101.
Tính theo nước (có từ 5 viện trở lên): Mỹ 93, Anh 24, Hà Quốc 19, Nga 17, Pháp 15, Nhật Bản 14, Đức 14, Canada 13, Thái Lan 12, Ý 11, Úc 11, Brazil 8, Ấn Độ 6, Tây Ban Nha 6, Indonesia 6, Mexico 5, Ukraina 5.
Các con số trên chưa được xem là đầy đủ. Một số nguồn tin cho thấy ở Mỹ có 200 viện Khổng Tử.
Theo một đánh giá, năm 2015, Trung Quốc chi 311 triệu USD cho việc giảng dạy và các chương trình văn hóa ở nước ngoài; chi phí từ năm 2004-2015 lên tới 2 tỷ USD. Tính đến năm 2015, có 5.000 giáo viên tiếng Trung tại các viện, đào tạo 1,4 triệu người trên khắp thế giới. Trung Quốc có thể đã chi khoảng 10 tỷ USD mỗi năm để thúc đẩy sức mạnh mềm.
Xa rời mục đích
Mục đích ban đầu cuả các Viện Khổng Tử là đào tạo tiếng Trung, quảng bá văn hóa Trung Quốc, hỗ trợ nước sở tại giảng dạy tiếng Trung và thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với Trung Quốc. Chúng được thế giới hoan nghênh. Khổng Tử là đại diện tiêu biểu cho văn hóa Trung Hoa.
Thế nhưng Viện ngày càng xa rời mục tiêu đề ra ban đầu. Ngày càng rõ, các cơ quan tình báo Trung Quốc đứng sau các hoạt động của các viện Khổng Tử. Thậm chí, có nhiều ý kiến đánh giá rằng, Viện Khổng Tử là mặt trận hàng đầu của cuộc chiến tranh tình báo do Trung Quốc tiến hành. Các viện đã thực hiện những nội dung tuyên truyền, chủ yếu giới thiệu các quan điểm của Trung Quốc. Điều dễ hiểu, Viện Khổng Tử là công cụ sức mạnh mềm của Trung Quốc.
Người dân Toronto (Canada) phản đối việc đưa chương trình giảng dạy tiếng Trung vào trường phổ thông trong vùng.
Tại Đông Nam Á, Campuchia dẫn đầu, có viện hoặc lớp học Khổng Tử tại 24 tình thành.
Ấn Độ cảnh giác cao
Theo báo Pioneer, ngày 15/1, các cơ quan tình báo Ấn Độ nghi ngờ Viện Khổng Tử đang phục vụ cho mục đích thu thập tình báo và lôi kéo các chuyên gia đầu ngành thế giới làm việc cho Trung Quốc. Việc thành lập Viện Khổng Tử tại Đại học Mumbai và nỗ lực mở các trung tâm tương tự ở Vellore, Sulur, Coimbatore và Kolkata đang gây hồi chuông báo động trong cộng đồng tình báo ở đây. Một quan chức tình báo cấp cao tại New Delhi cho hay, có một mối lo ngại khác là việc các cơ quan Trung Quốc cũng đang thông qua các doanh nghiệp Trung Quốc để tiếp cận những người ra quyết định trong các tổ chức của Ấn Độ. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng thể hiện tham vọng địa chính trị, các cơ quan tình báo Ấn Độ thấy rõ Bắc Kinh tích cực thu thập thông tin tình báo.
Các cơ quan này đang theo dõi các Bản Ghi nhớ (MoU) mà Trung Quốc ký kết với các trường đại học/cao đẳng của Ấn Độ, các chương trình trao đổi sinh viên và nỗ lực để vận động tình hình hậu Đạt Lai Lạt Ma theo hướng có lợi cho mình.
Bộ Nội vụ nắm rõ các mối đe dọa phát sinh từ sự xâm nhập của Trung Quốc vào các cơ sở giáo dục Ấn Độ và đang tìm kiếm chiến lược để giải quyết thách thức. Cách thức hoạt động của bộ máy thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc trên toàn cầu là sử dụng những người nghiệp dư và cộng đồng người Hoa định cư trên toàn thế giới.
Các cơ quan tình báo Trung Quốc khác với các cơ quan Mỹ và Nga là Bắc Kinh khai thác quyền lực mềm cho các hoạt động gián điệp dưới sự che chở của các hoạt động hợp pháp. Đáng chú ý là Trung Quốc đã thu thập thông tin thông qua các học giả, doanh nhân và nhân viên tình báo hoạt động dưới vỏ bọc chính thức của nhà ngoại giao, tùy viên quốc phòng, nhà báo và các Viện Không Tử.
Úc cũng cảnh tỉnh
Theo thông tin của SBS, ngày 9/5, Bộ giáo dục bang New South Wales đang xem xét lại chương trình dạy tiếng Trung và văn hóa Trung Quốc vốn được áp dụng tại các trường công lập trên khắp nước Úc. Các trường được phía Trung Quốc cấp kinh phí 10.000 USD. Giáo viên do phía Trung Quốc bổ nhiệm.
Giáo sư Clive Hamilton, thuộc Đại học Chales Sturt (Úc), kêu gọi các trường đại học của Úc có dính líu với viện Khổng Tử xem xét lại quan điểm cuả họ về vai trò của viện tại cấp đại học của nước Úc. Ông này nói: "Mỹ và Canada đã loại bỏ các viện Khổng Tử ra khỏi một số trường đại học vì họ hiểu đó không phải là các trung tâm văn hóa vô hại như đã từng tuyên bố. Đã đến lúc các trường đại học của Úc cũng cần nhận thức được vấn đề này và đóng cửa các viện Khổng Tử càng sớm càng tốt".
Sau bài phát biểu có tính "bài Trung" của Phó Tổng thống Mỹ Mike Trump, ngày 4/10, sự hợp tác của các cơ sở giáo dục Mỹ với Viện Khổng Tử có thể đi vào thoái trào./.