(Tổ Quốc) - Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào hai ngày 22-23/4, đánh dấu sự trở lại của Mỹ trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Theo hãng AP, lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Nga thúc đẩy hợp tác quốc tế về việc cắt giảm khí thải than và dầu mỏ gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu.
Cùng với sự tham gia của Mỹ, lãnh đạo các nước đều thúc đẩy cam kết mới giảm thiểu ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch gây hại ngay trong ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh do Mỹ tổ chức. Tuy nhiên, giới quan sát hy vọng hội nghị trực tuyến giữa lãnh đạo cấp cao các nước sẽ hướng đến hành động mới đối phó với tình trạng ô nhiễm khí hậu và là tiền để cho cuộc họp của Liên hợp quốc vào tháng 11 tại Glasgow.
Thế giới sẽ phải đối mặt với "khoảnh khắc nguy hiểm" nhưng cũng là "cơ hội", Tổng thống Biden tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến có sự tham gia của 40 nhà lãnh đạo thế giới.
"Các tín hiệu không thể nhầm lẫn. Tính khoa học là không thể phủ nhận. Cái giá phải trả cho quá trình trì hoãn tiếp tục tăng", Tổng thống Biden nhấn mạnh.
Trước thượng đỉnh, cam kết của Tổng thống Biden từng lên tiếng sẽ cắt giảm 52% lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch của Mỹ vào năm 2030. Điều này đưa ra sau 4 năm Mỹ rút khỏi hiệp định biến đổi khí hậu. Chính quyền Tổng thống Biden trong tuần này đang phác thảo tầm nhìn mới về một nước Mỹ thịnh vượng, năng lượng sạch. Khi đó, các nhà máy sẽ tập trung trong việc sản xuất pin tiên tiến và ô tô điện.
Tại hội nghị, Nhật Bản đã thông báo mục tiêu cắt giảm 46% khí thải và Hàn Quốc cho biết sẽ ngừng tài trợ công cho các nhà máy nhiệt điện than mới. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng thuyết phục Trung Quốc và các quốc gia khác hạn chế phụ thuộc vào nhiên liệu than.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định sẽ tăng cường cắt giảm ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch từ 30% lên ít nhất 40%.
Trong báo cáo của hãng bảo hiểm Swiss Re (Thụy Sỹ), biến đổi khí hậu có thể gây ra những thiệt hại lên tới 23.000 tỷ USD đối với lĩnh vực nông nghiệp, y tế và cơ sở hạ tầng vật chất, cũng như chuyển hướng chi tiêu của chính phủ.
Chung tay đối phó biến đổi khí hậu
Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu phải tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, sự tham gia của lãnh đạo các nước cho thấy nỗ lực chung đối phó với các thách thức biến đổi khí hậu đang diễn ra trên thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên tiếng thể hiện quyết tâm muốn hợp tác với Mỹ thúc đẩy nỗ lực cắt giảm lượng khí thải.
"Bảo vệ môi trường là bảo vệ năng suất. Thúc đẩy môi trường lành mạnh là thúc đẩy năng suất lao động", Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đưa ra các ý kiến và thúc đẩy nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu.
"Nga thực sự quan tâm đến việc tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả đối phó với biến đổi khí hậu cũng như tất cả các thách thức quan trọng khác. Nga hiện là quốc gia thứ tư có số lượng lớn phát thải khói nhiên liệu hóa thạch gây hại cho khí hậu.
Giới quan sát cho rằng, các nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu là động lực khiến lãnh đạo các nước gạt các tranh chấp và căng thẳng sang một bên để cùng hướng đến một thế giới tốt đẹp và khỏe mạnh.
Theo các nhà phân tích, khí thải từ nhiên liệu hóa thạch trên trái đất tăng lên nhanh chóng. Cam kết của chính quyền Tổng thống Biden sẽ đòi hỏi nỗ lực lớn trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay.
Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong số các đồng minh ủng hộ sự trở lại của Mỹ để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
"Tôi rất vui khi thấy rằng Mỹ đã trở lại quá trình hợp tác với chúng tôi trong lĩnh vực chính trị khí hậu. Bởi sự tham gia của nước Mỹ và chúng tôi cần bạn chung tay hoàn thành mục tiêu lớn của chúng ta", Thủ tướng Merkel lên tiếng trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến.
Giáo hoàng Pop Francis cũng mạnh: "Tôi chúc bạn [nước Mỹ] thành công trong quyết định tuyệt vời này để cùng gặp gỡ, bước tiếp và đồng hành trên mọi chặng đường".
Theo ý kiến các nhà khoa học, mức độ báo động về tình trạng biến đổi khí hậu xuất phát từ quá trình hoạt động tại các nhà máy than, động cơ ô tô và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác. Đây là những lý do làm trầm trọng thêm nguy cơ hạn hán, lũ lụt, bão, cháy rừng và các thảm họa thiên tai khác.
Lãnh đạo các quốc gia nhỏ và quốc đảo cũng lên tiếng về thách thức nghiêm trọng bởi mực nước biển dâng và gia tăng các thảm họa thiên tai. Các quốc gia cũng đang kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế nhằm cắt giảm lượng khí thải từ các cường quốc thế giới.