(Tổ Quốc) - Nhiều nghi ngờ về lợi ích Nga-Mỹ trong cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.
Trước thềm Hội nghị G20
Trong suốt chiến dịch tranh cử, ứng cử viên Đảng cộng hòa Donald Trump liên tục ngỏ ý tán dương Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Mỹ thời điểm ấy.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin sẽ có cuộc gặp gỡ tại Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh:reuters |
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Đức, Tổng thống Trump ắt hẳn sẽ có kế hoạch cho cuộc gặp gỡ với Tổng thống Nga Putin. Bởi các cáo buộc của tình báo đối với Moscow, Tổng thống Trump sẽ chịu sức ép không hề nhỏ.
Các cáo buộc liên quan của Nga trong bầu cử Mỹ năm 2016 đã cảnh báo các nhà lập pháp Đảng dân chủ và cộng hoa gia tăng các hình thức trừng phạt vào Nga và Moscow cũng chịu các sức ép không nhỏ từ Mỹ.
Thượng nghị sỹ Đảng cộng hòa Cory Gardner tỏ ra lo lắng về Nga đứng sau cuộc nội chiến kéo dài tại Syria, hậu thuẫn chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và là nguyên nhân của vụ tấn công vũ khí hóa học gây “đau thương” cho người dân vô tội. Các cuộc hỗn loạn khiến tình hình khu vực trở nên mất ổn định và làn sóng người nhập cư vào châu Âu.
“Tổng thống Trump cần phải xác định rằng, tính ảnh hưởng của Nga toàn cầu là một điều không thể chấp nhận được và họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với hậu quả của nó”, ông Gardner, một trong sáu nhà lập pháp tại Nhà Trắng đưa ra bình luận về chính sách ngoại giao cùng với Tổng thống Trump.
Trong khi đó, việc bổ nhiệm cố vấn đặc biệt điều tra các liên quan giữa chính quyền Nga và các thành viên trong chiến dịch bầu cử Tổng thống Mỹ 2016 dường như đang làm suy yếu khả năng của Tổng thống khi bàn đến các vấn đề liên quan đến Nga, các chuyên gia chính sách ngoại giao nhấn mạnh.
Cơ quan tình báo Mỹ cho rằng, Nga đứng sau vụ tấn công mạng vào Đảng dân chủ năm ngoái nhằm tạo điều kiện cho ông Trump giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ là bà Hilary Clinton. Phía Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc này.
“Cuộc gặp gỡ sắp tới giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ có thể đối mặt với nhiều rủi ro. Quan sát có thể hình dung rằng, nếu ông Trump cười, khoác vai ông Putin và nói: Tôi rất hân hạnh gặp ngài, chúng ta sẽ cùng nỗ lực tìm hướng đi tốt nhất…”, ông Julie Smith, cựu cố vấn an ninh thời cựu Tổng thống Obama nói.
Chính sách Mỹ đối với Nga
Tổng thống Trump tỏ ra thích thú về việc hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống lại lực lượng khủng bố nhà nước Hồi giao IS tại Syria và các vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhà Trắng tỏ ra mong muốn Mỹ có thể thúc đẩy quan hệ với Nga bởi mục tiêu chung. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại quá nhiều các rào cản chưa thể vượt qua cho quan hệ giữa 2 nước.
Trong khi các quan chức chính quyền bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson có vẻ ủng hộ điều này thì Phó Tổng thống Mike Pence và đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley lại tỏ ra có nhiều phản ứng mạnh mẽ đối với Nga, các nhà quan sát cho hay.
Việc thiếu chiến lược đồng bộ đã khiến cho các đồng minh của Mỹ tỏ ra nhiều lo lắng. Và điều này có thể khiến cho các chính sách ngoại giao của Mỹ với Syria và Ukraine không đảm bảo, các nhà quan sát nói.
“Tổng thống Trump đang rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan. Ông Trump không thể tạo bước đột phá trong quan hệ giữa Mỹ và Nga. Nếu ông Trump vẫn tiếp tục, nhiều nghi ngờ sẽ dồn lên Tổng thống Mỹ”, một nhà ngoại giao Đức giấu tên nói trên Reuters.
Chính quyền Tổng thống Trump vẫn còn cân nhắc chính sách của Nga trong nhiều tháng qua, các quan chức Mỹ cho hay.
Nói với báo chí tuần trước về cuộc gặp của Tổng thống Trump và Tổng thống Putin trong Hội nghị thượng đỉnh G20, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng H.R. McMaster cho biết, Tổng thống Trump muốn Mỹ và phương Tây cùng tiến tới quan hệ phát triển với Nga. Tuy nhiên, Tổng thống chưa nói rõ về các hành động cần thiết nhằm đối phó với các động thái ảnh hưởng tiêu cực từ Nga.
Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên muốn tiến tới cải thiện quan hệ với Nga. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush và Obama cũng mong muốn tiến tới quan hệ tốt đẹp giữa Washington và Mosocw.
Ông McMaster có nói với báo chí rằng, Tổng thống Trump chưa có thông tin chi tiết về chương trình nghị sự gặp gỡ Tổng thống Putin.
Trong khi đó, ông Michael McFaul, đại sứ Mỹ tại Nga dưới thời cựu Tổng thống Obama to ra e ngại về khả năng Tổng thống Trump sẽ chưa có chính kiến rõ ràng trước thềm cuộc gặp gỡ Tổng thống Putin.
“Tôi hi vọng rằng, Tổng thống Trump sẽ có thể tập trung vào những điểm quan trọng bao gồm vấn đề Ukraine và Syria trong cuộc gặp gỡ lần này. Tôi mong muốn, ông Trump có thể đạt được các tín hiệu tích cực trong cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo”, ông McFaul nói.
(Theo reuters)
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!