• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sức mạnh hạt nhân Iran trước giờ G: Không ảo tưởng?

Thế giới 25/05/2018 10:25

(Tổ Quốc) - Các quốc gia còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ nhóm họp lần đầu tiên trong hôm nay (ngày 25/5) kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rời bỏ hiệp ước này.

Các quốc gia còn lại trong thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ nhóm họp lần đầu tiên trong hôm nay (ngày 25/5) kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rời bỏ hiệp ước này.

Tuy nhiên, theo Reuters, các nhà ngoại giao nhận thấy chỉ có một cơ hội rất hạn chế để cứu vãn thỏa thuận này khi Washington đã tuyên bố sẽ cứng rắn hơn nữa với Tehran.

Lộ trình cứu vãn JCPOA

Các quan chức Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga sẽ cố gắng xác định với Thứ trưởng Ngoại giao Iran một chiến lược để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân 2015 (JCPOA) bằng cách tiếp tục duy trì giao thương dầu và giữ dòng  vốn đầu tư, đồng thời, tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ có nguy cơ làm tổn thương nền kinh tế.

Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif cũng mới có chuyến công du tới Trung Quốc, Nga và châu Âu để tìm hướng đi cho JCPOA sau khi Mỹ ra đi. (Nguồn: Reuters)

JCPOA dựa trên việc dỡ bỏ trừng phép và mở cửa giao thương với Iran để đổi lấy việc Tehran hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Những bên ủng hộ thỏa thuận này nói rằng điều quan trọng là phải ngăn chặn sức mạnh hạt nhân của Iran và ngăn chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông.

Vấn đề trung tâm của các cuộc đàm phán hôm nay – được chủ trì bởi Liên minh châu Âu, các quan chức Iran sẽ tìm kiếm sự bảo đảm từ những người châu Âu rằng châu lục này có thể bảo vệ hoạt động thương mại. Họ cũng sẽ muốn đảm bảo rằng, tất cả các bên sẽ tiếp tục mua dầu của Iran.

"Đây là một cuộc họp rất quan trọng sẽ cho thấy, liệu các bên khác có nghiêm túc về thỏa thuận này hay không", một quan chức Iran nói với Reuters. "Chúng tôi sẽ hiểu liệu, như lãnh đạo của chúng tôi đã nói, là châu Âu có thể cung cấp cho chúng tôi đảm bảo đáng tin cậy hay không."

Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif cũng cho biết, ông hy vọng các bên ký kết khác sẽ đưa ra "một gói nội dung mới" nằm trong ranh giới của thỏa thuận JCPOA và không bao gồm "bất kỳ vấn đề nào khác".

Sức ép gia tăng từ Mỹ

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 21/5 đã đe dọa nước Cộng hòa Hồi giáo này bằng "những biện pháp trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử" nếu Iran không thay đổi hành vi của họ ở Trung Đông.

Các yêu cầu gồm Iran phải rút quân khỏi Syria, phóng thích tất cả công dân Mỹ bị giam ở Iran, chấm dứt hỗ trợ phiến quân Houthi ở Yemen, ngưng làm giàu uranium, cam kết không bao giờ sản xuất plutonium và cho phép tiếp cận không hạn chế các địa điểm hạt nhân trên toàn Iran.

Ông Trump trước đó đã kịch liệt chỉ trích JCPOA, được hoàn thiện dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama, do không bao gồm chương trình tên lửa đạn đạo của Iran, vai trò của nước này trong xung đột Trung Đông hoặc những gì xảy ra sau khi thỏa thuận này bắt đầu hết hạn vào năm 2025.

Để cho thấy tiến trình trên sẽ khó khăn ra sao, Bộ Tài chính Mỹ ngày 24/5 đã công bố áp dụng thêm các lệnh trừng phạt đối với một số công ty Iran và Thổ Nhĩ Kỳ và một số máy bay -trong một động thái nhắm mục tiêu vào bốn hãng hàng không Iran.

Một số công ty phương Tây đã từ bỏ Iran, trong khi một số khác nói rằng họ cũng có thể phải rời khỏi vì các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei ngày 23/5 đã nêu ra một loạt các điều kiện để Iran tiếp tục duy trì thỏa thuận này, bao gồm việc các ngân hàng châu Âu nên bảo vệ hoạt động thương mại với Iran, EU phải phản đối việc thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Iran và có lập trường cứng rắn chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước này.

"Một nhà ngoại giao châu Âu nói: "Ông Pompeo cần phải bình tĩnh hơn ". "Chúng tôi sẽ cố gắng cứu vãn thỏa thuận này với hy vọng rằng còn có khả năng giải quyết, nhưng chúng tôi không có ảo tưởng."

Thế lưỡng nan của châu Âu

Trong khi các quốc gia châu Âu chia sẻ những mối quan ngại này, họ nói rằng, chừng nào Tehran còn đáp ứng các cam kết của mình thì châu Âu vẫn tiếp tục duy trì thỏa thuận hạt nhân.

Cơ quan giám sát nguyên tử của Liên hợp quốc – bên giám sát việc thực thi thỏa thuận này – ngày 24/5 thông báo rằng, Iran vẫn tiếp tục tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, nhưng có thể sẽ nhanh hơn và chủ động hơn khi nước này cho phép việc kiểm tra nhanh chóng.

"Tuy nhiên, mong muốn của châu Âu trong việc tiếp tục duy trì thỏa thuận này không làm giảm bớt những lo ngại của chúng tôi đối với Iran", phát ngôn viên  Bộ ngoại giao Pháp ngày 24/5 cho biết.

"Đó là lý do tại sao chúng tôi đề xuất thiết lập một khung đàm phán toàn diện với Iran. Chúng tôi muốn Iran hiểu giá trị của một tiến trình hợp tác", người phát ngôn trên cho hay.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ