(Tổ Quốc) - Mỹ xúc tiến chiến lược ngoại giao “bỏ đói” đối với Triều Tiên trong chuyến thăm của Đại sứ Mỹ tại Myanmar và Singapore.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết ông Yun đang có chuyến thăm tới Myanmar và Singapore từ ngày 11 đến 18-7.
Đặc phái viên phụ trách chính sách Triều Tiên của Mỹ Joseph Yun có chuyến thăm Myanmar và Singapore. Ảnh:CNN |
Khi Đặc phái viên phụ trách chính sách Triều Tiên của Mỹ Joseph Yun có chuyến thăm Myanmar trong tuần này, Mỹ đang tỏ ra hi vọng về nỗ lực nhắm vào Đông Nam Á để kiềm chế các tham vọng hạt nhân của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Chuyến đi này, theo các nhà phân tích, có thể là thủ thuật “vàng” của chính quyền Tổng thống Trump.
Trong chuyến thăm đầu tiên tại Singapore, ông Yun đã tham gia cuộc đối thoại hợp tác Đông Bắc Á – diễn đàn đa phương về các vấn đề an ninh. Các nhà phân tích cho rằng, có thể đặc phái viên của Mỹ đã chọn Singapore bởi các nghi ngờ chính nước này đang “bí mật” lách luật hợp tác kinh doanh “ngầm” với Triều Tiên.
Thương vụ vũ khí
Theo Bộ Tài chính Mỹ, trước bầu cử 2015 - thời điểm diễn ra cuộc bầu cử dân chủ đưa đảng của bà Aung San Suu Kyi lên cầm quyền, Myanmar được cho là nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu của Triều Tiên. Nói cách khác, tiến trình này được xem như là chiến dịch gây quỹ cho các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Mặc dù không còn là một siêu cường nhưng quân đội Myanmar vẫn thể hiện sức ảnh hưởng lớn và thúc đẩy quan hệ với Bình Nhưỡng trong những năm gần đây.
“Ở một khía cạnh nào đó, chuyến thăm lần này của ông Yun nhằm ngụ ý muốn nhắc nhở Myanmar rằng, Mỹ đang để mắt tới nước này”, ông Anthony Ruggiero, nguyên Phó giám đốc Bộ Tài chính Mỹ, phát biểu tại cuộc họp của Qũy Quốc phòng Dân chủ hồi tuần trước.
CNN đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Myanmar để hỏi chi tiết chuyến đi và mối quan hệ giữa Myanmar và Triều Tiên, tuy nhiên không nhận được phản hồi.
Việc cắt giảm các nguồn thu nhập ngoại tệ của Triều Tiên đang trở nên quan trọng sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lần đầu tiên vào ngày 4/7. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nhấn mạnh về các lệnh trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ sẽ tăng cường vào bất kỳ quốc gia nào vẫn tiếp tục vi phạm luật pháp quốc tế và giao dịch với Bình Nhưỡng.
“Thế giới cần thiết phải hợp lực đối phó với thách thức toàn cầu. Bất kỳ đất nước nào vẫn tiếp tục bảo vệ lợi ích kinh tế hay quân sự cho Triều Tiên, hoặc không thực hiện đầy đủ Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là đang hỗ trợ và tiếp tay cho một chế độ nguy hiểm đối với toàn cầu”, ông Tillerson cho biết.
Tuyên bố của ông Tillerson đến sau khi Mỹ thông báo cắt quan hệ thương mại giữa các ngân hàng Mỹ và ngân hàng Trung Quốc Đan Đông với cáo buộc, Trung Quốc vẫn tiếp tay bảo vệ lợi ích kinh tế cho Triều Tiến bất chấp vi phạm luật pháp quốc tế.
“Chúng tôi sẽ cắt mọi nguồn tiền với Triều Tiên cho đến khi Triều Tiên từ bỏ tham vọng bành chướng hạt nhân”, Bộ trưởng tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích hành động này.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nhấn mạnh: “Bắc Kinh phản đối các lệnh trừng phạt vào các thực thể và các cá nhân của Trung Quốc dựa vào luật pháp do Mỹ áp đặt”.
“Súng và tên lửa”
Các công ty của Singapore và Myanmar đều được cho rằng đang giao dịch thương vụ vũ khí với Triều Tiên. Thông báo của Liên Hợp Quốc vào đầu năm nay cũng cho rằng một công ty có tên là Pan Systems Pyongyang (chi nhánh Bình Nhưỡng) sử dụng một mạng lưới quy mô lớn gồm đại lý, công ty và tài khoản ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Trung Đông để qua mặt các biện pháp trừng phạt quốc tế và mua bán thiết bị vũ khí.
Theo CNN, các hệ thống của Pan liên tục từ chối các liên lạc với tờ báo này vào tháng Ba. Mọi thông tin liên lạc bằng email hay điện thoại đều không bắt tín hiệu.
Một đại diện từ Pan Systems tại Singapore phủ nhận có liên hệ với chi nhánh Bình Nhưỡng.
“Họ dùng tên Pan Systems và nói rằng đây là tên một công ty nước ngoài nhưng hoạt động một mình”, ông Louis Low, giám đốc điều hành của Pan Systems, nói với trên Reuters.
Một vụ việc gây chú ý khác vào năm 2014 là công ty vận tải đường thủy Chinpo Shipping của Singapore. Công ty này hợp tác với Ocean Maritime Management – một công ty chuyên vận chuyển vũ khí và hàng hóa của Triều Tiên năm 2014, Bộ ngoại giao Singapore cho biết.
Công ty Chinpo sau đấy cũng đã bị phạt vì các vi phạm này.
Myanmar luôn được cho là mua lại công nghệ tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Trước cuộc bầu cử tự do dẫn tới sự trỗi dậy của bà Aung San Suu Kyi, quân đội nước này được coi là một trong những đồng minh chính của Triều Tiên.
“Câu hỏi mà tôi luôn nghi ngờ là quân đội Myanmar vẫn giữ mối quan hệ với Triều Tiên. Và tôi không biết, chính quyền Myanmar sẽ kiểm soát như thế nào với điều này khi một vài quan chức quân đội của Myanmar vẫn kết nối với Bình Nhưỡng”, ông Ruggiero cho biết.
Rất nhiều lệnh trừng phạt của Myanmar đã nới lỏng kể từ khi nước này tiến hành cải cách quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng, vẫn chưa xác định mối quan hệ cụ thể giữa Myanamar và Triều Tiên, tuy nhiên, mối quan hệ thân thiết đó vẫn còn tồn tại.
Đây cũng là nguyên nhân khiến chuyến thăm Myanamar của Đại sứ Yun trở nên quan trọng đối với Mỹ khi Washington đang tìm cách ngăn chặn mọi nguồn thu tài chính đối với Bình Nhưỡng.
Cục công nghiệp quốc phòng Myanmar (DDI) là một trong 30 cơ quan nước ngoài bị Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt vào đầu năm nay vì vi phạm Đạo luật không phổ biến vũ khí hạt nhân Iran, Triều Tiên và Syria.
Các lựa chọn
Đây là vấn đề toàn cầu mà không chỉ liên quan tới Myanmar hay Singapore bởi các nước Châu Phi cũng từng bị cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhằm vào Triều Tiên trong năm nay.
Bộ ngoại giao Mỹ vào ngày 11/7 cho biết, Mỹ đang gia hạn cân nhắc các biện pháp trừng phạt Sudan nhằm đảm bảo nước này thực hiện đầy đủ nội dung nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Các quan chức cấp cao chính quyền Sudan cho hay, nước này vẫn đã có các thay đổi nhưng Mỹ đang cân nhắc xem xét vấn đề.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc vào năm 2017 cáo buộc Bình Nhưỡng cung cấp tên lửa và công nghệ tên lửa cho Sudan năm 2013.
Chính phủ Sudan đã phản ứng mạnh mẽ với báo cáo gần đây bằng cách chấm dứt đàm phán với Mỹ về vấn đề trừng phạt dự kiến diễn ra tháng 10 tới, hãng thông tấn nhà nước Sudan cho hay.
Chuyến thăm của ông Yun nhằm đánh động với Triều Tiên rằng, Washington sẽ gia tăng áp lực lên các quốc gia Đông Nam Á – nơi các hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên được theo dõi nhiều năm qua, theo ông Ruggiero.
“Thông điệp mà Mỹ muốn gửi đến Triều Tiên có thể là rằng, cho dù là ở bất kỳ nơi nào, các quốc gia – các ngân hàng và các công ty toàn cầu đều có thể lựa chọn: hoặc là hợp tác với Mỹ, hoặc là hợp tác với Triều Tiên”, ông Ruggiero nói thêm.
Bình Nhưỡng cũng sẽ tham gia đối thoại hợp tác các quốc Đông Nam Á mà ông Yun sẽ tham dự lần này, CNN dự đoán.
Theo ông Ruggiero , chiến lược “bỏ đói” Triều Tiên thông qua tác động một phần nào đó tới nguồn thu của Triều Tiên, trong đó nhân tố quan trọng nhất trong hoạt động thương mại với Bình Nhưỡng là Trung Quốc.
“Chắc chắc rằng hàng triệu đô la từ Trung Quốc liên tục đổ vào Bình Nhưỡng nhưng Triều Tiên cũng kiếm không ít tiền từ các quốc gia Đông Nam Á”, ông Ruggiero nói thêm.
(Theo CNN)