• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Syria dài hơi chiến lược chế ngự và chia rẽ của Tổng thống Assad

Thế giới 29/03/2018 15:14

(Tổ Quốc) - Sau nhiều tháng dội bom, chính quyền Syria tiếp tục triển khai quân nhằm giành lại toàn Đông Ghouta.

Syria dai dẳng chiến lược chế ngự và chia rẽ

Khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad mong muốn nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát khu vực Đông Ghouta gần Damascus thì cảnh tượng đáng buồn lại tương tự: Các cột trụ khói bụi từ đống bê tông đổ vỡ và hình ảnh người dân tuyệt vọng chạy trốn tìm nơi an toàn.

Người dân Syria trên chuyến xe bus rời khỏi Đông Ghouta ngày 26/3. Ảnh:AFP

Tuy nhiên, vấn đề bạo lực không phải là toàn bộ câu chuyện đằng sau chiến thắng của chính quyền Tổng thống Assad. Không kém quan trọng là các vấn đề tranh cãi nội bộ, các cuộc đàm phán bí mật và mối liên kết giữa các mặt trận trong nhiều năm qua liên tục thổi bùng lên xung đột Syria.

Cố vấn hội đồng tị nạn Na uy tại Amman, Jordan  – bà Rachel Sider cho rằng, điều chắc chắn, cuộc chiến cuối cùng tại Đông Ghouta sẽ dẫn đến bi kịch. Hơn 95.000 người dân sẽ phải di dời. Các tổ chức nhân quyền tố cáo không lực của Tổng thống Assad đã nhằm vào khu vực dân thường và các bệnh viện. Phe đối lập ước tính có khoảng 2000 người chết sau vụ tấn công trong một tháng qua. Lực lượng nổi dậy cũng đã nã pháo vào các khu vực dân cư tại Damascus, giết hại ít nhất 35 dân thường tại Syria.

Theo FP, chiến thắng của chính phủ Syria phần lớn là kết quả của xung đột bạo lực và các cuộc bao vây nghẹt thở trong suốt 5 năm qua. Tuy nhiên, các thủ thuật tinh vi hơn cũng đóng vai trò quan trọng.

Chính trị Đông Ghouta là một vấn đề phức tạp và lực lượng quân đội chính phủ vẫn duy trì bền bỉ tại khu vực này. Trước khi diễn ra xung đột hiện tại, khu vực này đã bị chia cắt 3 chiều. Tại phía Bắc, lực lượng Jaysh al-Islam cai trị Douma – thành phố lớn nhất khu vực. Đối thủ của nó, nhóm Faylaq al-Rahman thuộc tổ chức quân đội Syria tự do kiểm soát ngoại ô Damascus trong khi nhóm Hồi giáo Ahrar al-Sham chiếm thành phố nhỏ hơn có tên là Harasta.

Ông Assad đã tận dụng hữu ích quá trình phân chia này. Khi chính quyền Assad mở rộng tấn công vào tháng Hai thì vấn đề nổi cộm xung đột là điểm giao cắt phân chia 3 miền này. Truyền thông đã đưa tin về các cuộc biểu tình phản đối tại Ghouta, trong đó người dân thậm chí còn mang ảnh ông Assad và cầm cờ Syria.

Lộ trình Mỹ Nga Thổ có nên tiếp tục?

Lực lượng Nga ở Syria dường như đã gần tới ngưỡng xung đột với lực lượng Mỹ và các nhóm do Washington hậu thuẫn tại khu vực phía Tây Syria trong tuần qua.

Sự cố đầu tuần này, diễn ra ở phía Đông sông Euphrates tại tỉnh Deir al-Zor, đã được tiết lộ hôm thứ Ba khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis chia sẻ những quan ngại của ông trong khi nói chuyện với các phóng viên.

Ông Mattis nói, "các phần tử Nga đang di chuyển hướng tới các vị trí then chốt, tiến rất sát".

Các cuộc thảo luận giữa Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ - Tướng Joseph Dunford và người đồng nhiệm Nga, ông Valery Gerasimov, đã làm dịu tình hình.

"Những phần tử (Nga) đã rút đi," ông Mattis nói. "Chúng tôi cũng quay lại một chút."

Mỹ đã đáp trả bằng cách phát động một loạt không kích giết chết 300 lính, trong đó có một số là lính đánh thuê của Wagner - một nhà thầu quân sự được cho là có liên quan đến Kremlin.

Cả Washington và Moscow đều cố gắng hạ thấp tầm ảnh hưởng của sự cố tháng Hai, mặc dù Lầu Năm Góc nói rằng họ vẫn không biết tại sao lực lượng lính đánh thuê của Nga lại quyết định tấn công.

Cuộc chiến tại Đông Syria liên tục diễn biến phức tạp từ khi lực lượng dân chủ Syria do Mỹ dẫn đầu và quân đội Syria dưới sự hậu thuẫn của Nga đã mở chiến dịch tách biệt nhằm đối phó với khủng bố IS. Lực lượng người Kurd đã tham gia đàm phán sơ bộ với chính quyền Syria nhằm trao đổi quyền tự trị phía Bắc Syria- khu vực phần lớn là dân số người Kurd. Tuy nhiên, sự tham gia của Nga và Mỹ đều mang đến diễn biến buồn tại Đông Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đã phản đối kế hoạch của Mỹ về việc triển khai lực lượng dân chủ Syria tại biên giới. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thậm chí còn đe dọa quét sạch lực lượng khủng bố người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ra khỏi biên giới.

Các nhà quan sát cho biết, mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ là vấn đề khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể xóa sạch lực lượng SDF khỏi Afrin hay không. Ankara đã nhiều lần tuyên bố ý định chuyển trọng tâm tấn công sang Manbij nhằm đẩy lùi người Kurd ở thị trấn này, thổi bùng nguy cơ xung đột với quân Mỹ cũng như quân đội người Kurd.

“Dường như có dấu hiệu Washington từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ và củng cố vị thế của mình tại Syria với ưu tiên chống Iran… tuy nhiên, khó có thể biết cách tiếp cận này có đạt được gì trong thực tế hay không,” Julien Barnes-Dacey, một học giả cấp cao của Hội đồng Đối ngoại châu Âu tại Brussels, nhận định.

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ