• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Syria và Ukraine: Điểm nóng đẩy xung đột Nga Mỹ vào ngõ cụt

Thế giới 26/12/2017 07:49

(Tổ Quốc) - Xung đột Syria và khủng hoảng Ukraine đã khiến cho mối quan hệ giữa Washington và Moscow trở nên lắng xuống và đóng băng trong thời gian gần đây.

Phản ứng đối đầu

Chính quyền Tổng thống Trump đã cho rằng Nga là siêu cường đối nghịch. Gần đây Washington đã tăng cường các hoạt động trừng phạt vào đồng minh thân thiết của Nga đồng thời quyết định cung cấp vũ khí chống xe tăng cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại phiến quân do Moscow hậu thuẫn.

Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Đây là hàng loạt các nỗ lực mà Bộ Ngoại giao Mỹ muốn tăng cường nhằm suy yếu các hoạt động của Moscow tại Ukraine đồng thời Lầu Năm Góc cho rằng Nga đang vi pham thỏa thuận giảm xung đột tại Syria.

Khi Tổng thống Trump chính thức vào Nhà Trắng trong vòng 1 năm, nhiều yếu tố đã đẩy quan hệ hai nước ra xa. Các cơ quan tình báo, các nhà ngoại giao, Lầu Năm Góc và các nhà lập pháp liên tục điều tra về việc liên quan của Nga trong bầu cử Mỹ 2016  cũng  như các hoạt động tấn công mạng được cho là từ Moscow.

Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ, kể cả ở cấp độ nội các luôn bày tỏ hoài nghi về quan hệ với Nga.

“Chúng ta vẫn mong muốn thiết lập về chính sách của Nga nhưng chính sách Nga có khả năng là sự đối đầu. Tôi hiểu, ngay cả người Nga cũng hiểu về ý tưởng của sự hợp tác không hòa hợp này”, giám đốc viện Kennan tại trung tâm Wilson ông Matt Rojansky cho biết.

Thêm vào đó, ông Matt Rojansky cũng nói thêm rằng, các tín hiệu chỉ ra các căng thẳng có thể gia tăng giữa Nga và Mỹ trong năm 2018.

“Kịch bản vẫn tiếp tục”, ông Rojansky nhấn mạnh.

Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine vào ngày 22/12 sau khi chính quyền Tổng thống Trump cho phép Ukraine mua các vũ khí nhỏ từ các nhà máy sản xuất vũ khí của Mỹ.

Cùng ngày, Lầu Năm Góc đã cho rằng Nga đang vi phạm thỏa thuận giảm xung đột trên không tại Syria sau hàng loạt các tình huống xâm phạm không an toàn giữa máy bay F-22s của Mỹ và  Su-25 của Nga.

“Nga đang thất bại trong tiến trình giảm xung đột tại Syria. Các vụ việc không phải là sơ ý”, nữ phát ngôn viên Lầu Năm Góc Dana W. White nói trên CNN. Bộ trưởng Quốc phòng  James Mattis nói với báo chí: “Tôi không mong muốn điều hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi không mong chờ các hành động nguy hiêm. Quyết định cung cấp vũ khí cho Ukraine diễn ra sau khi các xung đột giữa lính Ukraine và phe li khai do Nga hậu thuẫn gia tăng. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định: “Với động thái này, Mỹ đang đẩy Ukraine vào chiến trận đổ máu mới”.

“Mỹ đã bước qua ranh giới. Các vũ khí của Mỹ có thểt tạo ra các nạn nhân mới tại nước láng giềng. Điều này khiến chúng ta không thể làm ngơ”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chương trình cung cấp vũ khí của Washington đối với Ukraine nhằm giúp Ukraine tăng cường khả năng phòng thủ và Mỹ hoàn toàn tuân thủ thỏa thuận Minsk trong lộ trình giải quyết xung đột.

Nguồn gốc xung đột

Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết trong tuần này sẽ tiếp tục trao đổi với Nga.

“Nga được xem là nguồn gốc của bạo loạn tại Đông Ukraine. Chính phủ Nga tiếp tục duy trì xung đột và khủng hoảng nhân đạo thông qua việc gia tăng hiện diện tại khu vực này”, bà Nauert nhấn mạnh.

Chiến lược an ninh mới của Mỹ khẳng định, Nga đang ngày một gia tăng ảnh hưởng nhằm giảm đi lợi ích của Mỹ và cố gắng giảm đi lợi ích của Washington đồng thời chia rẽ Mỹ khỏi các đồng minh và đối tác.

Điều này làm suy yếu đi mong muốn mục tiêu dài hạn của Tổng thống Trump trong quan hệ thân thiết với Nga.

Tổng thống Putin gọi đây là chiến lược gây hấn và Nga sẽ đưa ra tính toán khác.

“Sự đối lập này là vấn đề kéo dài dai dẳng trong nhiều năm giữa hai nước. Những gì chúng ta nhìn thấy thực sự hiện tại có thể là Tổng thống Trump muốn xích lại quan hệ gần gũi hơn. Trong khi đó, bộ ba Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mong muốn vạch ra ranh giới nhạy cảm đối với Nga”, bà Angela Stent, Nghiên cứu Âu - Á, Nga và Đông Âu tại Trường ĐH Georgetown (Mỹ) cho hay.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã có vài cuộc đối thoại với các quan chức Nga nhằm cố gắng kết nối mối quan hệ giữa Moscow và Washington sau bầu cử Mỹ năm 2016.

“Tôi cho rằng, cả Nga và Mỹ đang dần nhận ra khó khăn trong quan hệ hai nước”, bà Stent cho hay.

Trong bài phát biểu về chiến lược an ninh quốc gia, Tổng thống Trump cho biết, ông Putin đã cảm ơn ông ấy sau khi cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cung cấp thông tin kịp thời giúp Moscow ngăn chặn kịp thời vụ tấn công khủng bố tại St.Petersburg. Quá trình hợp tác là một điều tuyệt vời.

“Tuy nhiên, mối quan hệ hai nước diễn ra không suôn sẻ nhanh đến như vậy. Cho dù Tổng thống Mỹ có nhấn mạnh đến việc chú trong hợp tác với Nga và Tổng thống Putin thì chính quyền Mỹ có thể vẫn không xem đây là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của họ”, ông Rojansky cho hay.

(Theo CNN)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ