(Tổ Quốc) - Tờ foreign policy cho biết, các căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến Tổng thống Erdogan tìm đến Nga. Ngoại giao khéo léo cùng với sự trợ giúp quốc phòng dường như tạo ra khoảng cách với đồng minh của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ S-400 Nga
Washington và Ankara gần đây liên tục có xích mích xung quanh vấn đề thương vụ S-400 của Nga.
Tổng thống Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh:AFP/GETTY IMAGES
Giao dịch giữa hai nước sắp xảy ra làm gia tăng các lo lắng cho Washington. Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục chịu sự trừng phạt. Động thái mới nhất của Mỹ là trì hoãn việc phân phối máy bay chiến đấu F-35 thế hệ mới đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Bởi vì thỏa thuận S-400 với Nga có thể gây ra hậu quả đảo ngược cho quan hệ song phương giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, câu hỏi thực sự là bằng cách nào giao dịch này có thể đi đến lộ trình cuối? Câu trả lời dành cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong quan hệ ngoại giao khéo léo với Mỹ.
Về phía Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, việc lựa chọn hệ thống phòng thủ S-400 được xem là tầm nhìn xa và là thủ thuật gây sức ép đối với Washington nhằm tìm kiếm sự nhượng bộ của Mỹ đối với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo - Patriot. Trong số tất cả các thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với thách thức lớn nhất từ sự phát triển của các tên lửa đạn đạo tại Trung Đông. Trở lại năm 2011, Tổng tư lệnh cấp cao của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết, Tehran sẽ đưa mục tiêu radar cảnh báo sớm X-band tại Thổ Nhĩ Kỳ nếu Mỹ hoặc Israel vẫn tấn công Iran.
Phản ứng từ liên minh là hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa tích hợp nhằm bảo vệ các quốc gia NATO đối phó với các tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, lá chắn này không được cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ bởi vị trí gần giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Iran và Syria. Điều này khiến Ankara có phần cảm thấy tổn thương.
Môt phản ứng thêm trong sự có mặt của liên minh NATO thúc đẩy hỗ trợ ngành công nghiệp quân sự Thổ Nhĩ Kỳ phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo thông qua việc chuyển giao công nghệ và cơ hội đồng sản xuất.
Thỏa thuận S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là một lý do thiết yếu trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria – nơi vị trí của Ankara có thay đổi theo thời gian cùng với việc chú trọng đối phó với lực lượng người Kurd ở phía bắc Syria. Thông qua sự hỗ trợ của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ muốn chính quyền Mỹ xem xét chính sách đối với lực lượng người Kurd (YPG) ở Syria.
Không có quyết định chính sách khác trong lịch sử được thông qua khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ vẫn xem lực lượng người Kurd giống như một tổ chức khủng bố rình rập các mối đe dọa. Washington luôn nhìn thấy lợi ích của nhóm này trong cuộc chiến chống khủng bố. Việc giảm đi niềm tin hai bên khiến cho Ankara lo lắng và muốn mua hệ thống vũ khí chiến lược của Nga.
Điều này trở nên tồi tệ hơn, động thái sớm của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với Moscow lại được cho là tín hiệu "tồi" với Washington. Khi Ankara đặt bút ký thỏa thuận với Moscow vào năm 2017 thì các quan chức Mỹ không phản ứng ngay lập tức các hậu quả về hành động này. Theo tờ foreign policy, nếu Mỹ có phản ứng thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể có lựa chọn khác.
Tài ngoại giao khéo léo của Thổ Nhĩ Kỳ có được phát huy?
Cho đến hiện tại, còn khoảng vài tháng chuyển giao, chính quyền Mỹ đang tiếp tục gây sức ép ngoại giao và chính trị nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thương vụ vũ khí với Nga. Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Mike Pence vào tuần trước đã chỉ trích và cảnh báo Ankara trong tuyên bố rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ phải lựa chọn. Họ muốn duy trì đối tác chiến lược trong liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử hay muốn gặp rủi ro an ninh đối tác bằng cách đưa ra quyết định liều lĩnh thách thức liên minh?"
Tổng thống Trump cũng đã lên tiếng nhiều lần về thương vụ vũ khí giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nhưng vướng mắc vẫn chưa thể giải quyết. Tổng thống Erdogan vẫn từng hi vọng Tổng thống Mỹ có thể giải quyết phần nào cho các khúc mắc hiện tại. Điều này có thể thấy rõ trong nhượng bộ bán hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ trong điều kiện Ankara phải thôi mua vũ khí Nga.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng mọi thứ vẫn chưa thể rõ ràng. Cho đến hiện tại, các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không rõ chính quyền Mỹ sẽ có thể vượt qua Quốc hội trong quyết định về việc bán hệ thống tên lửa Patriot hay không.
Cả hai đồng minh NATO hiện vẫn có ít cơ hội để hiểu nhau. Thổ Nhĩ Kỳ dường như không hứng thú với việc thay đổi quyết định của mình bất chấp các thách thức của Washington. Trong khi đó, Mỹ tiếp tục áp đặt thêm các trừng phạt.
Hiện tại, theo foreign policy, Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn ngoại giao mềm mỏng với Nga. Một lựa chọn thuyết phục Nga tìm kiếm khách hàng thứ ba cho hệ thống S-400 trong bối cảnh kinh tế Moscow không nhiều triển vọng. Một lựa chọn khác là sẽ sử dụng tiền mua hệ thống vũ khí Nga, hệ thống phòng không Pantsir, không gây ra mối đe dọa đối với tính toàn vẹn của tài sản NATO có trụ sở ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngăn chặn mối đe dọa đối với liên minh NATO sẽ đòi hỏi cả Washington và Ankara phải nhận ra những sai lầm trong quá khứ và thể hiện sự sẵn sàng thay đổi cư xử. Đó có thể là quá nhiều để hỏi từ cả hai phía, nhưng lại cần thiết cho sức mạnh của liên minh xuyên Đại Tây Dương.