• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tại sao Kim Jong-un muốn Triều Tiên trở thành “kẻ thù” của Hàn Quốc?

Thế giới 24/07/2017 22:19

(Tổ Quốc) - Dưới chính quyền Kim Jong Un, Triều Tiên và Hàn Quốc duy trì quan hệ “đóng băng hoàn toàn”.

Thủ thuật của lãnh đạo Kim Jong Un

Vào tháng 6 năm 2000, nhà lãnh đạo Kim Jong-il và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã bắt tay nhau sau khi ký tuyên bố hợp tác tại Hội nghị cấp cao trong 3 ngày tại Bình Nhưỡng.

 Triều Tiên và Hàn Quốc duy trì quan hệ “đóng băng hoàn toàn”. Ảnh: topsy.one

Cuộc đàm thoại giữa hai nhà lãnh đạo đã gợi mở các quan hệ và đối thoại tốt đẹp giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, tuy nhiên, cơ hội “nồng ấm” giữa hai nước không duy trì được lâu.

Theo các nhà phân tích, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn còn trong “chiến tranh lạnh” từ những năm 1950.

Hàn Quốc tuần này có đưa ra yêu cầu phía Triều Tiên tham gia đàm phán, tuy nhiên, điều này vẫn ít thuyết phục và dường như ý tưởng này trở nên “vô nghĩa”khi xét theo lập trường của Triều Tiên.

Hàn Quốc mong muốn các cuộc gặp gỡ giữa hai nước có thể giảm đi mối quan hệ “đóng băng” giữa các bên và nhằm tái hợp thân nhân các gia đình đã từng bị chia cắt trong chiến tranh bán đảo Triều Tiên trong những năm 1950.

Theo ông  Sean King - nhà phân tích chính trị New York và là một chuyên gia châu Á, Bình Nhưỡng có thể muốn lờ đi gợi ý của Seoul bởi vì họ chỉ muốn tiến tới đàm thoại với Washington.

Ông Moon Jae-in không phải là nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên tìm cách đối thoại với Triều Tiên. Hai Tổng thống tiền nhiệm Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun đã áp dụng “Chính sách Ánh dương” năm 1998 và 2008, khuyến khích kết nối chính trị và kinh tế với Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Dae-jung là một nhà hoạt động dân chủ tự do đã đưa ra đầu tiên “chính sách ánh dương” đối với Triều Tiên. Sau đó, nhà lãnh đạo tiền nhiệm Roh Moo-hyun lại duy trì đối thoại mở nhưng điều này lại không lạc quan.

Là một nhà hoạt động trong chiến dịch của Tổng thống Roh Moo-hyun ông Moon Jae-in hiểu rõ chính sách này. Lập trường mềm mỏng với Triều Tiên cũng được cho là một yếu tố quan trọng giúp tăng tỉ lệ ủng hộ cho ông Moon Jae-in trong đợt bầu cử Tổng thống Hàn Quốc vừa qua. Ông Moon Jae-in cũng là một Tổng thống có tỉ lệ ủng hộ cao nhất trong thời gian đầu của nhiệm kì.

“Tổng thống Moon Jae-in muốn kéo trở lại quan hệ đối thoại với Triều Tiên trong khi vẫn thắt chặt các lệnh trừng phạt vào Bình Nhưỡng xung quanh các chương trình thử nghiệm tên lửa và hạt nhân của nước này”, ông King nói.

Theo ông King, dưới thời Tổng thống Moon Jae-in, những điều này được cho là “trung dung”.

“Ông Moon muốn tiến tới đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng Triều Tiên tỏ ra không háo hức với điều này. Bình  Nhưỡng dường như ít cần Seoul vào thời điểm hiện tại bởi có thể đã tìm được đối tượng hậu thuẫn đằng sau”, ông King cho hay.

“Nói chính xác hơn là Triều Tiên không thèm để mắt đến Hàn Quốc. Thậm chí, Bình Nhưỡng nhìn về Seoul giống như một con rối”, ông King  nói.

Ông King cũng cho hay, Bình Nhưỡng luôn lờ đi Seoul và chỉ  tập trung trực tiếp về phía Mỹ.

“Tất nhiên, Hàn Quốc là đồng minh thân thiện và là một mắt xích quan trọng của Mỹ đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, hiện tại, Bình Nhưỡng chỉ mong muốn đối diện trực tiếp với Washington ở thời điểm hiện tại mà thôi”, ông King nhấn mạnh.

Vũ khí bí mật

Tiến sỹ Euan Graham, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại viện Lowy cho biết, thực tế chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un có một kẻ thù – đó là Hàn Quốc.

Ông Graham cũng cho biết, Hàn Quốc hiện không phải là yếu tố “sống còn” của Triều Tiên giống như thời lãnh đạo tiền nhiệm trước của Triều Tiên khi lệ thuộc quá nhiều của Bình Nhưỡng vào kinh tế Hàn Quốc.

Theo ông Graham, Hội nghị cấp cao giữa 2 nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên năm 2000 là một bước đột phá lớn, tuy nhiên, quan hệ hai nước lại xuống dốc nhanh chóng tại Hội nghị cấp cao diễn ra vào năm 2007.

Tới thời điểm hiện tại, các quan hệ giữa hai nước “đóng băng hoàn toàn”.

“Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in luôn muốn tiến tới đối thoại mở với Triều Tiên nhưng điều này chưa từng được lãnh đạo Triều Tiên để ý”, ông Graham nói thêm.

Ông Graham cho biết, trọng tâm hiện tại của Triều Tiên là vấn đề vũ khí hạt nhân. Đối với ông Kim Jong-un, vũ khí hạt nhân là bảo hiểm an toàn cho quyền lực Triều Tiên và tăng cường vị thế của Bình  Nhưỡng đối với Mỹ.

Trong khi cựu lãnh đạo Kim Jong-il đã có cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo nước ngoài bao gồm  Vladimir Putin, Fidel Castro và Bill Clinton thì lãnh đạo Kim Jong-un lại tập trung củng cố quyền lực trong nước.Ông Kim Jong-un chưa từng gặp bất kỳ nhà lãnh đạo nước ngoài nào, kể cả Trung Quốc – đồng minh chính của Triều Tiên.

“Ông Kim ít trang trọng hơn các lãnh đạo tiền nhiệm và thể chế của ông Kim cũng không ổn định vào thời điểm hiện tại”, ông Graham nhận định

Ông Graham cho biết, trong khi Hàn Quốc vẫn mong muốn tiến tới đàm phán lại thì chính quyền lãnh đạo Kim Jong-un lại cho rằng “đây là điều hết sức vô nghĩa”.

“Ông Kim sẽ không tiến tới bất kỳ thảo luận nào cho đến khi chương trình hạt nhân hoàn thành. Đây là một chiến lược mà ông Kim muốn duy trì nhằm thể hiện sức mạnh thể chế”, ông Graham nói thêm.

Theo ông Graham, Triều Tiên không cần Hàn Quốc bởi vì kinh tế hiện tại luôn ổn định dưới chính quyền Kim Jong-un mặc dù các lệnh trừng phạt vẫn duy trì tại quốc gia này. Nếu có thể, việc mở lại đối thoại với Hàn Quốc có thể sẽ mang đến cho người dân Triều Tiên cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Vấn đề thách thức của Triều Tiên hiện tại không phải là Nhật Bản hay Mỹ mà là quan hệ đóng băng không thời hạn với Hàn Quốc. Điều này phải chăng là vũ khí bí mật của Bình  Nhưỡng, ông Graham cho biết.

(Theo news.com.au)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ