• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tầm quan trọng của việc giành lại Fallujah

Thế giới 01/06/2016 09:12

(Tổ Quốc)- Thắng lợi tại Fallujah mang ý nghĩa chiến lược nhưng đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo và sự chia rẽ giáo phái.

(Tổ Quốc)- Thắng lợi tại Fallujah mang ý nghĩa chiến lược nhưng đang đối mặt với khủng hoảng nhân đạo và sự chia rẽ giáo phái.

Lực lượng đặc nhiệm Iraq bắt đầu tiến vào Fallujah ngày 30/5 nhưng gặp nhiều khó khăn để tiến sâu vào thành phố, khi các quan chức Mỹ và quân đội Iraq cho biết nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã sử dụng thường dân làm lá chắn sống.

"Lực lượng của chúng tôi đang chiến đấu trên tuyến đầu của Fallujah và đang tiến dần vào các mục tiêu" Sabah Nua'man, phát ngôn viên của lực lượng chống khủng bố Iraq, cho biết. "Không ai có thể nói khi nào lực lượng của chúng tôi sẽ có thể giải phóng thành phố - điều này phụ thuộc vào nhiều điều kiện mà chúng tôi có thể phải đối mặt trên chiến trường."

"Chúng tôi đang ở lối vào thành phố nhưng chưa hoàn toàn xâm nhập sâu", Trung tướng Abdelwahab al-Saadi, chỉ huy hoạt động Fallujah, nói qua điện thoại. "Họ (IS) đang kháng cự."

Lợi ích quan trọng

Hơn một thập kỷ trước, Fallujah là một căn cứ của al-Qaeda tại Iraq và từ tháng 1/2014, IS đã tràn vào và chiếm giữ thành phố này.



Vị trí chiến lược của Fallujah. (Nguồn: BBC)

Các giá trị chiến lược của Fallujah là rõ ràng. Chỉ cách thủ đô Baghdad 40 dặm, nằm dọc sông  Euphrates và kiểm soát các đường cao tốc chính tới Jordan và Syria. Sự hiện diện của IS tại đây là một mối đe dọa thường trực tới Baghdad.

Trong khi quân đội Mỹ coi Mosul là một mục tiêu ưu tiên cao hơn thì các vụ đánh bom gần đây khắp Baghdad (bao gồm cả đánh bom xe và tự sát) đã thúc đẩy Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi để chiếm lại Fallujah - thành trì đô thị lớn thứ hai tại Iraq sau Mosul nằm trong tay IS.

Hoạt động tiến vào Fallujah ngày 30/5 được thực hiện sau khi 3 vụ đánh bom đã giết chết 22 người và làm bị thương hơn 50 người ở thủ đô Baghdad.

Thắng lợi tại Fallujah cũng sẽ là một động lực cho ông al-Abadi, người đã phải đối mặt với những biến động chính trị trong những tháng gần đây khi người biểu tình xuống đường yêu cầu cải cách trong khi nội bộQuốc hội mâu thuẫn.

Đối với Mỹ, dù không quan trọng như Mosul nhưng việc giành lại Fallujah cũng là một bước tiến đáng kể, tiếp nối thắng lợi tại Ramadi vừa qua và thúc đẩy sự tin tưởng của các đồng minh tham gia liên quân chống IS.

Đặc biệt, cuộc chiến tại Fallujah cũng cho thấy sự hiện diện đáng kể của Iran, không chỉ với lực lượng dân quân Shiite do nước này hậu thuẫn mà còn có nhiều cố vấn quân sự cấp cao góp mặt, trong đó có đích thân Tư lệnh Đặc nhiệm tinh nhuệ Quds - Tướng Qassem Soleimani, tới phối hợp chỉ huy chiến dịch. Khi thắng lợi đạt được, vị thế của Iran tại Iraq và Trung Đông chắc chắn sẽ gia tăng.

Còn nhiều khó khăn

Chiến dịch tấn công Fallujah có thành phần tham chiến chính là lực lượng dân quân người Shiite và quân đội Iraq tham chiến đã tiêu diệt được nhiều tay súng và chỉ huy IS trong thành phố kể từ khi bắt đầu chiến dịch một tuần trước đây. Tuy nhiên, hoạt động giành lại Fallujah mang lại nhiều rủi ro và tiềm ẩn nhiều yếu tố chưa rõ, các quan chức Iraq và Hoa Kỳ cho biết. Một điều quan trọng là những xung đột nội bộ khi các tay súng Shiite bất đồng với những người Sunni và Iran đã cử nhiều cố vấn tới chiến trường.

Theo một thỏa thuận với chính phủ, lực lượng dân quân Shiite có nghĩa vụ phải đứng ngoài cuộc chiến bên trong thành phố. Nhưng sự tham gia của họ cho đến nay khiến người Sunni Iraq và người dân Fallujah sợ hãi, lo ngại rằng người Shiite sẽ thực hiện giết người trả thù.

Một khu vực rộng lớn của người Sunni tại Trung Đông, từ Saudi Arabia đến Lebanon đã thể hiện sự phẫn nộ với cuộc chiến đang diễn ra ở Iraq, trong đó nhiều người cho rằng đây là cuộc chiến nội bộ của một giáo phái, ngay cả khi các nhà lãnh đạo người Shiite Iraq kêu gọi các lực lượng bảo vệ dân thường và tuân thủ kỷ luật.

Mỹ ủng hộ các lực lượng Iraq trong chiến dịch Fallujah bằng các cuộc không kích, nhưng đã bày tỏ mối quan ngại về vai trò của lực lượng dân quân Shiite. Đồng thời, theo Wall Street Journal (WSJ), ước tính của các quan chức Iraq và Mỹ về số lượng các chiến binh ở thành phố này chênh từ 500 đến 2.000 người, điều này khiến việc dự đoán diễn biến của trận chiến khó khăn hơn.

Khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng

Khi Fallujah bị tấn công, IS ngay lập tức dồn người dân vào trung tâm thành phố, các quan chức Iraq và Hoa Kỳ cho biết. Họ mô tả động thái này có thể nhằm tránh các cuộc không kích vào thành phố.

Đại tá Warren cho biết các phần tử cực đoan sử dụng cùng một chiến thuật trong trận chiến tại Ramadi, , khi lực lượng Iraq được sự hỗ trợ bằng các cuộc không kích đã tái chiếm được sau 7 tháng chiến đấu."Điều này làm phức tạp thêm những nỗ lực để đưa người dân ra ngoài," ông Warren nói.

"Kể từ khi bắt đầu hoạt động Fallujah một tuần trước đây, Daesh (IS) đã buộc người dân đến trung tâm của Fallujah, đe dọa giết chết, nếu họ không nghe", thị trưởng thành phố Fallujah, Eissa al-Issawi nói.

Ibrahim al-Jumaili, một cư dân Fallujah đã trốn ba tháng trước đây, cho biết gia đình và bạn bè trong thành phố của mình nhìn thấy "tử thần ở cửa" nhưng đã không còn gì để sợ hãi.

"Họ không tin rằng họ có thể sống sót, bởi vì tất cả các bên đều muốn giết họ - Daesh (IS), lực lượng dân quân Shiite, hoặc lực lượng an ninh", ông Jumaili cho biết, phản ánh sự mất lòng tin của rất nhiều người dân Fallujah vào cuộc sống.

Ít nhất 50.000 thường dân được cho là đang bị mắc kẹt ở Fallujah, dưới điều kiện sinh sống khắc nghiệt sau một cuộc bao vây kéo dài gần một năm bởi các lực lượng quân đội và dân quân. Khoảng 5.000 người đã thoát ra theo một quá trình sơ tán phức tạp, các nhân viên cứu trợ nhân đạo cho biết.

Lise Grande, quan chức về vấn đề nhân đạo hàng đầu của Liên Hợp Quốc tại Iraq, nói Liên Hiệp Quốc lo ngại về "pháo kích và các cuộc tấn công, tình trạng thiếu thức ăn và việc người dân bị dồn vào trung tâm thành phố." Bà Grande cũng cho biết Fallujah cũng có thể đối mặt "với dịch tả bùng phát" khi nước sạch ngày càng khan hiếm.

Khi xung đột nổi lên khắp nơi, không có tuyến đường nào an toàn rời khỏi Fallujah, mạng sống của người dân bị đe dọa nghiêm trọng.

An Bình (Theo Wall Street Journal)

NỔI BẬT TRANG CHỦ