• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tấn công cơ sở dầu Saudi: Sức mạnh vùng Vịnh nghiêng sang Nga

Thế giới 21/09/2019 14:23

(Tổ Quốc) - Các cuộc tấn công vào các cơ sở khai thác dầu quan trọng của Saudi Arabia cuối tuần trước đã ảnh hưởng đến khoảng một nửa nguồn cung dầu của Vương quốc này.

Sự cố này cũng đã làm tăng giá dầu, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Nga, tạo cơ hội xuất khẩu mới cho quân đội và tạo cơ hội cho Điện Kremlin để mở rộng ảnh hưởng của họ trong vùng Vịnh hơn nữa.

Nga "hưởng lợi"?

Bên cạnh đó, sự cố này còn tạo điều kiện cho Nga nhắm tới một ví trí – mà Mỹ dường như đang rút khỏi – là nhà trung gian hòa giải cho các cuộc xung đột tại Trung Đông và là bên bảo đảm sự ổn định cho khu vực này.

Nhìn vào việc Tổng thống Trump không muốn đẩy Mỹ vào một cuộc chiến tranh nữa, thị trường dầu đang bị thuyết phục rằng ngoại giao, thay vì chiến tranh, sẽ là con đường giải quyết căng thẳng hiện tại.

Trong khi Mỹ đang là đồng minh hàng đầu của Saudi thì Nga cũng không để sự việc tuột khỏi tay. Hôm thứ Hai, ông Putin đã thảo luận về các cuộc tấn công này trực tiếp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Và vào thứ Tư, ông Putin cũng kêu gọi Riyadh không nên bị ảnh hưởng từ Washington để có hành động chống lại Iran. Trong một cuộc điện đàm, ông Putin đã thúc giục Thái tử Mohammed bin Salman xem xét khách quan và kỹ lưỡng về vụ tấn công, theo một tuyên bố của Kremlin.

nmoil-0312

Sự cố cơ sở sản xuất dầu của Saudi bị tấn công kéo theo nhiều hệ lụy với các cường quốc. Ảnh: Reuters.

Nga cũng thể hiện sự ủng hộ với Saudi Arabia trong vấn đề sản xuất dầu mỏ khi Riyadh lo ngại các nước khác có thể nhân cơ hội sản lượng từ Saudi giảm đi để sản xuất thêm dầu. Phát ngôn viên của hai bên đã xác nhận rằng hai bên đã tái khẳng định cam kết của họ đối với việc duy trì mức trần sản xuất.

Sự hỗ trợ này đã củng cố mối quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ. Nó đã làm dịu đi – dù không chấm dứt hoàn toàn được sự cạnh tranh gay gắt ở Syria, nơi Nga hỗ trợ Tổng thống Assad chống lại phe nổi dậy Hồi giáo Sunni- thuộc cùng nhánh tôn giáo với Saudi Arabia. Những cáo buộc của Nga về sự ủng hộ của Saudi đối với chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Bắc Caucasus cũng trở nên ít thường xuyên hơn. Và Saudi Arabia hiện là một nguồn đầu tư nước ngoài đáng kể ở Nga, lấp đầy khoảng trống mà các nhà đầu tư Hoa Kỳ và châu Âu để lại, và là một trong những người mua lúa mì lớn nhất của Nga.

Đột phá Nga - Saudi Arabia

Trên thực tế, mối quan hệ kinh tế giữa hai bên hiện đang phát triển đến mức Moscow, nếu bị buộc phải lựa chọn, sẽ chọn Riyadh thay cho đồng minh lâu năm của mình là Tehran, ông Teher, giám đốc điều hành của công ty tham vấn Macro Advisory ở Moscow nói.

Weafer cũng cho biết, trong khi không có báo cáo nào về việc xuất khẩu công nghệ quân sự lớn của Nga sang Tehran trong nhiều năm qua thì ông Putin đã ngay lập tức đề nghị bán cho Riyadh hệ thống phòng không tối tân S-400 sau khi xảy ra các cuộc tấn công cuối tuần qua.

Thỏa thuận bán S-400 hồi đầu năm nay của Nga cho thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao, buộc Mỹ phải loại Ankara ra khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35 vì, theo Lầu Năm Góc, F-35 không thể cùng tồn tại với một nền tảng thu thập thông tin tình báo của Nga – vốn được thiết kế và sử dụng để tìm hiểu về các khả năng tiên tiến của F-35".

Theo Fortune, lập trường cho rằng Điện Kremlin có thể hy sinh một đồng minh lâu năm, có chương trình hạt nhân mà họ đã thúc đẩy và bảo vệ tại Liên Hợp Quốc trong gần hai thập kỷ, cho thấy chính sách đối ngoại của ông Putin đã phát triển vượt xa việc đơn thuần hỗ trợ cho những lực lượng mà Mỹ phản đối.

"Việc ủng hộ các đối thủ của Washington chỉ vì muốn phản đối sự bá quyền toàn cầu không củng cố vị trí của chính họ", ông Dmitri Trenin, giám đốc Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, đã lập luận trong một bài luận gần đây. "Họ đang tạo nên những vấn đề khác".

Nikolay Kozhanov, một nhà phân tích của Chatham House ở London, đã lập luận trong một bài báo nghiên cứu vào năm ngoái rằng phương pháp mới này đã mang lại kết quả.

"Có rất ít quốc gia có thể đồng thời duy trì mối quan hệ tích cực với Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Saudi Arabia, Ai Cập và Israel. Điều đó khiến Nga trở thành một ứng cử viên hoàn hảo để trở thành một trung gian hòa giải trong khu vực", ông Koanov viết.

Việc Nga có thể đóng vai trò trung gian hòa giải đã là điều không thể tưởng tượng được cách đây một thập kỷ, Weafer nói với Fortune. Ông nói thêm, điều đó chỉ được thực hiện khi Mỹ rút khỏi khu vực và cụ thể hơn là việc Mỹ tăng cường theo đuổi sự độc lập về năng lượng. Hiện tại, dưới thời ông Trump, 'sự thống trị về năng lượng' của Mỹ đang được thể hiện ở bùng nổ sản xuất dầu đá phiến.

Hoa Kỳ hiện sản xuất dầu nhiều hơn 20% so với Saudi và sản lượng nhập khẩu dầu thô ròng của nước này đã giảm từ mức đỉnh 13,4 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2006 xuống chỉ còn hơn nửa triệu thùng mỗi ngày. Thật tuyệt vời khi đất nước chúng ta hiện đang hoạt động độc lập về năng lượng, ông Trump đã chia sẻ trên Twitter vào thứ Tư (nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn là một nhà nhập khẩu dầu thô lớn).

"Trước khi bùng nổ dầu đá phiến, người ta luôn thấy rõ rằng Hoa Kỳ cam kết bảo vệ các nhà sản xuất dầu chính. Nhưng cam kết của họ đối với vấn đề quốc phòng của Saudi Arabia và vùng Vịnh nói chung đang giảm dần", ông Weafer nói. "Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường của mình đối với vùng Vịnh và điều đó đã mở ra cánh cửa cho người Nga".


Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ