(Tổ Quốc) - Mỹ từng tổ chức tấn công mạng trả đũa vào Iran và khiến Tehran mất đi nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng.
Giới chức Mỹ cho hay, hồi tháng Sáu, chỉ vài giờ sau khi Iran bị cáo buộc bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ, lực lượng quân đội không gian mạng nước này đã phá hủy một kho dữ liệu quan trọng, vốn được quân đội Cộng hòa Hồi giáo sử dụng hướng vào các tàu chở dầu và vận chuyển hàng hải tại Vĩnh Ba Tư.
Hành động tấn công trả đũa do Bộ tư lệnh không gian mạng tiến hành và được Tổng thống Donald Trump thông qua.
Một con tàu của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran di chuyển cạnh con tàu chở dầu mang cờ Anh Stena Impero tại cảnh Bandar Abbas, Iran hồi tháng bảy (ảnh: Reuters)
Cuộc tấn công mạng cho thấy Lầu Năm góc đang mở rộng các sự lựa chọn để tích hợp mạng Internet vào những kế hoạch của mình. Nó cũng chứng tỏ sự phối hợp giữa Bộ Tư lệnh không gian mạng – cơ quan hợp tác điều phối cuộc tấn công với Bộ Tư lệnh trung ương, có khả năng hỗ trợ các bộ tư lệnh vùng để đạt được các mục tiêu chiến lược; cụ thể ở đây là bảo vệ tự do di chuyển tại một trong những vùng biển quan trọng nhất của thương mại hàng hải.
Vụ bắn hạ máy bay không người lái và cuộc tấn công mạng trả đũa phản ánh thực tế, các đối thủ đang ngày càng có nhiều hoạt động nằm ngoài vùng sử dụng vũ lực nhưng lại thuộc về khu vực thường được gọi là "vùng xám".
Các quan chức giấu tên tiết lộ, cuộc tấn công mạng của Mỹ đặt mục tiêu là làm suy yếu và Iran hiện vẫn đang cố gắng để khôi phục dữ liệu.
"Khi bạn ở trong địa hạt. này, luôn có cơ hội tính toán sai", một trong số các quan chức chia sẻ, đồng thời cho biết, "có những quan ngại nhìn chung về phản ứng của Iran, có lẽ là chống lại lợi ích của Mỹ và Israel".
Những quan chức Mỹ cũng nhấn mạnh, chiến dịch mạng Internet không nhằm vào tên lửa và các hệ thống phóng hỏa tiễn.
Mùa thu năm ngoái, Bộ Tư lệnh Không gian mạng Mỹ cũng từng chỉ huy một chiến dịch làm gián đoạn tiếp cận Internet của tổ chức Nga "Cơ quan Nghiên cứu Internet", để ngăn cản việc Internet bị lợi dụng nhằm chia rẽ người dân Mỹ trong bầu cử giữa kỳ.
Ông Michael Schmitt, một giám viên luật quốc tế tại Đại học Chiến tranh hải quân Mỹ nhận định: "Đôi khi không gian mạng cho phép bạn thực hiện các chiến dịch không dẫn tới leo thang như những lựa chọn khác trên bàn. Và đây là một chiến dịch như vậy".
Còn theo ông Jason Healey, một cựu quan chức về quân sự mạng chỉ ra, cho dù những chiến dịch như trên có thể không gây ra leo thang, chúng vẫn có thể khuyến khích người khác bắt chước".
"Trung Quốc có thể nói, 'anh làm vậy với Iran, chúng sẽ làm thế với Iran. Có gì mà anh phải ngạc nhiên?", ông Healey giải thích.