(Tổ Quốc) - Sáng 18/10, tại Ninh Bình, Bộ VHTTDL phối hợp với Sở VHTT Ninh Bình đã tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện Công văn 2662/BVHTTDL-MTNATL ngày 8/8/2014 về việc “Không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam”.
- 12.01.2015 "Dẹp" linh vật không thuần Việt: Còn nhiều cái khó
- 23.12.2015 Làm rõ hơn về linh vật Việt Nam
- 22.11.2016 Chiêm ngưỡng 200 linh vật Việt tại Bảo tàng Hà Nội
- 08.08.2017 Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền “nói không” với linh vật ngoại lai
- 26.09.2017 Đã chấm dứt cung tiến tượng sư tử đá ngoại lai vào các di tích
- 16.10.2017 Nói không với linh vật ngoại lai: Chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
- 18.10.2017 Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên: Không còn dấu vết của linh vật ngoại lai
Hội nghị có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân và các cơ quan báo chí, truyền thông.
Hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các nhà quản lý, nghệ nhân, nhà khoa học trao đổi tại thực địa, nắm rõ hơn giá trị di sản nghệ thuật truyền thống của địa phương; nhằm tiếp thu tinh hoa, ứng dụng sáng tạo trong các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu sử dụng các sản phẩm truyền thống của xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống, gắn với kinh tế du lịch của các tỉnh, thành phố trong đó có Ninh Bình. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, cán bộ quản lý, nhà khoa học có những trao đổi cụ thể, khoa học, cùng tìm ra nhiều giải pháp quản lý di sản, sản xuất thủ công mỹ nghệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Những giá trị của biểu tượng linh vật Việt được làm rõ hơn tại Hội nghị (ảnh Hoàng Nguyên) |
Tại sự kiện, các đại biểu tham dự được nghe Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình trình bày về: Văn hoá tâm linh của người Việt với các biểu tượng, linh vật; giá trị biểu tượng trang trí mỹ thuật truyền thống người Việt và thế giới; Công văn 2662-những vấn đề cần lưu ý...
Các đại biểu cũng đánh giá cao việc chỉ đạo, triển khai Công văn 2662 tại các tỉnh, thành phố; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai tại địa phương.
Phó Cục truởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Trần Thị Thu Đông cho biết sau 3 năm triển khai công văn, nhiều di tích, công sở, nhà dân đã tự động đã tự di dời linh vật, biểu tượng không phù hợp; việc sử dụng, trưng bày, sản xuất, cung tiến các biểu tượng, linh vật đã được mọi người nhìn nhận lại một cách cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học. Những vấn đề liên quan tới kiến thức về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di săn văn hóa dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập quốc tế đã được toàn xã hội quan tâm.
Hội nghị đề xuất tiếp tục tuyên truyền về giá trị văn hóa của linh vật Việt (ảnh Hoàng Nguyên) |
Ngoài những hoạt động của Nhà nước, thời gian qua nhiều cá nhân đã tiến hành quảng bá văn hóa, biểu tượng, sản phẩm linh vật truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân chưa biết, không phân biệt được tượng, hiện vật ngoại lai, nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm ngoại lai; vẫn còn nhiều người không biết việc cúng tiến tượng, đồ thờ vào di tích mà chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước là vi phạm Luật Di sản văn hóa...
Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đề xuất với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, Sở Công thương tỉnh Ninh Bình phối hợp với các Sở, ban, ngành của địa phương và Trung ương trong thời gian tới cùng với các cơ quan truyền thông có kế hoạch quảng bá các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là các biểu tượng, linh vật đặc sắc mang dấu ấn di sản tại Ninh Bình, tạo ra các sản phẩm truyền thống gắn với du lịch địa phương nhằm thay thế các sản phẩm, thủ công, biểu tượng, linh vật ngoại lai đang được bày bán tại nhiều điểm du lịch của địa phương./.