• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tăng trưởng việc làm của Mỹ chậm lại trước lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng

Thế giới 06/08/2022 09:07

(Tổ Quốc) - Thị trường việc làm của Mỹ đang bị ảnh hưởng từ tác động của lạm phát, lãi suất tăng và mối lo ngại suy thoái.

Sau nhiều tháng qua, các nhà tuyển dụng Mỹ đang tiếp tục bổ sung hành trăm nghìn việc làm bất chấp các dự báo của chuyên gia.

Trước lo ngại suy thoái gia tăng, thị trường việc làm của Mỹ có thể chậm lại - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Tuy nhiên, các nhà kinh tế Mỹ cũng lo ngại thị trường việc làm nước này đang có tín hiệu đi xuống và là mối đe dọa đối với khả năng cuối cùng để cứu vớt sức mạnh kinh tế Mỹ. Cơ hội việc làm giảm và số lượng người Mỹ đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp ngày càng gia tăng.

Bà Sarah House, nhà kinh tế cấp cao của Wells Fargo cho biết khi chúng tôi xem xét trên khắp thị trường lao động thì những tín hiệu rạn nứt đang bắt đầu xuất hiện. Các điều kiện tổng thể không hề mạnh mẽ như những gì chúng ta chứng kiến cách đây từ 3 đến 6 tháng."

Bộ Lao động Mỹ cũng đưa ra các đánh giá về số lượng việc làm tạo ra trong tháng Bảy và ước lượng tỷ lệ thất nghiệp Mỹ đang bắt đầu tăng lên. Theo một khảo sát của công ty dữ liệu FactSet, các nhà dự báo cho biết kinh tế Mỹ đã tạo thêm 250.000 việc làm trong tháng trước. Điều này sẽ là một con số chắc chắn ở hiện tại nhưng là tín hiệu giảm tốc mạnh trong năm 2022.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ duy trì ở mức 3,6%, chạm mức thấp nhất trong 50 năm ở tháng thứ năm liên tiếp. Bối cảnh kinh tế cũng gặp khó khăn: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thước đo của sản lượng kinh tế đã giảm trong quý đầu tiên và quý thứ hai. Tín hiệu GDP giảm liên tiếp là một trong những định nghĩa của suy thoái. Và lạm phát đang chạm mức cao nhất trong 40 năm. Tiếp theo là thị trường việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp thấp chính là lý do khiến hầu hết các nhà kinh tế vẫn không tin rằng suy thoái đã xuất hiện mặc dù có dự báo cuộc suy thoái đang đến gần. Lịch sử đã chứng minh: Một khi tỷ lệ thất nghiệp ở dưới 3,5% sẽ gây ra cuộc suy thoái kéo dài 11 tháng như từng chứng kiến từ tháng 12/1969.

Tình trạng suy giảm kinh tế cũng tiếp tục gia tăng ở châu Âu. Ở Vương quốc Anh, Ngân hàng trung ương nước này ngày 4/8 dự báo nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm nay. Căng thẳng leo thang ở Ukraine đã làm lu mờ triển vọng kinh tế trên khắp châu Âu. Tình trạng khan hiếm năng lượng đang đẩy giá cả tăng cao. Các nước châu Âu cũng đang chuẩn bị cho tình huống Moscow cắt giảm năng lượng hoặc có thể sẽ cắt hoàn toàn dòng chảy khí đốt tự nhiên để cung cấp năng lượng cho các nhà máy, tạo ra điện và giữ ấm cho các ngôi nhà châu Âu trong mùa đông. Nếu người dân châu Âu không thể dự trữ đủ khí đốt cho những tháng lạnh giá trong mùa đông thì ngành công nghiệp châu lục này sẽ bị ảnh hưởng.

Những tác động trong thị trường việc làm

Theo AP, trong tháng 3,4/2020, các nhà tuyển dụng Mỹ đã cắt giảm 22 triệu việc làm và là tín hiệu rơi vào suy thoái sâu trong 2 tháng. Tuy nhiên, khoản viện trợ lớn của chính phủ và sau đó là quyết định của Cục Dự trữ Liên bang (FED) về việc cắt giảm lãi suất và đổ tiền vào thị trường tài chính đã thúc đẩy sự hồi phục kinh tế nhanh chóng đáng kinh ngạc. Các nhà máy, cửa hàng, bến cảng và bãi vận chuyển hàng hóa tràn ngập các đơn hàng hậu đại dịch Covid-19. Và kết quả là thiếu hụt nhân công và nguồn cung, các chuyến hàng bị trì hoãn đồng thời giá cả tăng cao. Tại Mỹ, lạm phát đã tăng đều đặn trong hơn một năm. Vào tháng 6, chi phí tiêu dùng đã tăng 9,1% so với một năm trước, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981.

Ban đầu, FED đánh giá thấp khả năng lạm phát, cho rằng giá cả tăng lên là do quá trình tắc nghẽn tạm thời của chuỗi cung ứng. Nhưng lạm phát vẫn hiện hữu. Hiện tại, họ đã có phản ứng mạnh mẽ, bắt đầu bằng việc tăng lãi suất ngắn hạn liên tục 4 lần trong năm nay và dự kiến sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Tuy nhiên, chi phí vay cao hơn cũng mang lại nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, lãi suất thế chấp tăng đã làm hạ nhiệt thị trường nhà đất. Các công ty bất động sản đang có xu hướng sa thải lao động. Thị trường lao động đang có những dấu hiệu chao đảo khác. Bộ Lao động Mỹ báo cáo ngày 2/8 cho biết các nhà tuyển dụng đã thông báo số lượng tuyển dụng ở mức thấp nhất trong tháng Sáu, kể từ tháng Chín. Và số lượng người dân Mỹ đăng ký trợ cấp thất nghiệp trung bình trong 4 tuần qua đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 mặc dù con số có thể bị ảnh hưởng từ yếu tố mùa vụ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền Mỹ dự kiến tốc độ tuyển dụng việc làm sẽ giảm hơn nữa trong những tháng tới.

Nhà kinh tế Sarah House của Wells Fargo cũng cho rằng lãi suất tăng sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

"Chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt sẽ ảnh hưởng đến các điều kiện kinh doanh về mặt tổng thể, trong đó có nhu cầu đối với người lao động", bà Sarah House nói thêm./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ