(Tổ Quốc) - Hệ thống tên lửa nâng cấp của S-400 sẽ sớm ra mắt và đưa vào hoạt động với nhiều tính năng tối tân.
CEO của tập đoàn Rostec Sergei Chemezov, một người quan sát thường xuyên các tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cho hay, hệ thống tên lửa đất đối không S-500 của nước này, "sẽ sớm đi vào hoạt động".
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông Chemezov nói, phiên bản nâng cấp của hệ thống S-400 đang trong quá trình sản xuất và sẽ chính thức được đưa vào vận hành sau khi hoàn tất thử nghiệm.
Moscow từng tuyên bố, tên lửa S-500 có khả năng đánh chặn các tên lửa siêu thanh, thiết bị bay không người lái, phi cơ chiến đấu bao gồm cả các máy bay tàng hình như F-22 và F-35.
"Có các hệ thông được nâng cấp hơn. Tôi sẽ không nói rõ vì chúng vẫn chưa đi vào hoạt động. Tôi nghĩ, chúng sẽ được vận hành rất sớm thôi", ông Chemezov tiết lộ.
Đầu tuần này, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho hay, hệ thống S-500 sẽ được chuyển giao cho quân đội sớm hơn dự kiến. Ông đưa ra bằng chứng là một loạt các cuộc thử nghiệm bí mật thành công đã được tiến hành.
Hồi tháng 5, trang CNBC đưa tin, Nga đã thực hiện cuộc thử nghiệm tên lửa đất đối không có khả năng di chuyển xa nhất thế giới với hệ thống S-500. Các tên lửa Nga đã bắn trúng mục tiêu cách 481 km – xa hơn 80 km so với bất kỳ cuộc thử nghiệm nào đã diễn ra trước đó.
Trong khi đó, gần 13 quốc gia đã bày tỏ sự mong muốn mua hệ thống S-400 của Nga – một động thái có thể vấp phải các đòn trừng phạt từ Mỹ. Tháng 9 năm ngoái, Mỹ từng trừng phạt Trung Quốc vì đã mua phi cơ chiến đấu và tên lửa do Nga sản xuất. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt này vẫn đang được trì hoãn.
Là thế hệ kế thừa của S-200 và S-300, S-400 được giới thiệu với thế giới vào năm 2007. So với các hệ thống của Mỹ, S-400 dược cho là có khả năng tấn công nhiều mục tiêu hơn, ở khoảng cách xa hơn và cùng lúc đối phó được với nhiều nguy cơ khác nhau.
Bên cạnh đó, các sản phẩm vũ khí của Nga thường có giá thành "phải chăng" hơn so với Mỹ. Lý do chính là do các hợp đồng mua bán thường không đi kèm các hoạt động duy trì và bảo dưỡng hậu kỳ.