(Tổ Quốc) - Bởi các căng thẳng vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên, Mỹ đang tiến tới khả năng tiếp tục trong kế hoạch“phòng và chống” đối với mối đe dọa tên lửa hạt nhân“bất chợt” của Bình Nhưỡng.
Theo Reuters, Hàn Quốc và Mỹ đã khởi động cuộc tập trận không quân lớn nhất từ trước tới nay vào ngày 4-8/12.
Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh:Reuters |
Khoảng 12.000 quân nhân Mỹ, bao gồm lính thủy đánh bộ và hải quân, sẽ tham gia cùng lực lượng Hàn Quốc. Máy bay chiến đấu tham gia sẽ xuất kích từ tám căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc. Triều Tiên lên tiếng chỉ trích, cho rằng Tổng thống Trump đang gia tăng căng thẳng. Triều Tiên cũng cảnh báo rằng, động thái này sẽ đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tới điểm “bùng phát”.
Tăng cường hệ thống phòng thủ THAAD
Cơ quan Mỹ tiến hành tìm kiếm vị trí phù hợp ở Bờ Tây, Mỹ nhằm triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa mới trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên.
Hai Nghị sỹ Quốc hội cho biết ngày 2/12, Washington sẽ tìm kiếm vị trí ở Bờ Tây lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa mới sau khi Triều Tiên tiếp tục tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo và tiếp tục gây lo lắng cho Mỹ.
Các thiết bị phòng thủ ở Bờ Tây bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Điều này giống với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ này tại Hàn Quốc nhằm bảo vệ các cuộc tấn công bất ngờ từ Bình Nhưỡng.
Triều Tiên liên tục phát triển chương trình thử tên lửa đạn đạo vào năm 2017 và trong tương lai, nhiều khả năng tên lửa hạt nhân Triều Tiên có thể phóng tới lục địa Mỹ. Điều này hiện đang gây nhiều sức ép lên chính quyền Mỹ khiến Washington tiến hành xây dựng hệ thống phòng thủ.
Reuters trích dẫn, vụ thử gần đây nhất của Bình Nhưỡng được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa mới (ICBM) với độ bay khoảng 13000km, phía Hàn Quốc cho biết.
Ông Mike Rogers, thành viên Ủy ban Quân vụ của Hạ viện cho biết, cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đang nhằm mục tiêu thiết lập thêm hệ thống phòng thủ tên lửa tại bờ Tây. Ngân sách cho hệ thống hiện chưa đưa ra trong kế hoạch ngân sách quốc phòng 2018.
“Vấn đề hiện tại chỉ là vị trí xác định và cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đang phân tích các tiêu chí đáp ứng cho vị trí hiện tại và các ảnh hưởng môi trường”, ông Mike Rogers nói với Reuters trong cuộc phỏng vấn bên lề diễn đàn quốc phòng thường niên Reagan tại Nam California.
Khi được hỏi về kế hoạch này, Phó giám đốc cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA), ông Jon Hill cho biết: “Cơ quan phòng thủ tên lửa hiện chưa được giao nhiệm vụ lắp đặt THAAD ở bờ Tây”.
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) là một đơn vị của Bộ quốc phòng Mỹ.
Hiệu suất cao của hệ thống THAAD
Ông Mike Rogers, thành viên Ủy ban Quân vụ của Hạ viện không bộc lộ các vị trí chính xác mà cơ quan này đang cân nhắc nhưng cho biết, một vài địa điểm cân nhắc đặt hệ thống chống tên lửa tại Mỹ cũng đã được nghĩ tới.
Ông Rogers và nghị sĩ đảng Dân chủ Adam Smith nói rằng chính phủ đang cân nhắc cài đặt Hệ thống Phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại các địa điểm ở Bờ Tây.
Nghị sỹ Đảng dân chủ cũng cho hay, lựa chọn điểm đặt cuối cùng có thể vẫn chưa quyết định.
THAAD là một hệ thống phòng thủ tên lửa trên mặt đất được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Cùng với hai hệ thống THAAD được triển khai tại Hàn Quốc và Guam thì Mỹ vẫn còn có tới 7 hệ thống THAAD khác. Một vài tên lửa THAAD được lắp đặt tại căn cứ quân sự ở Texas, số còn lại không được xác định vị trí cụ thể bởi tính linh động cao.
Đại diện của Lockheed Martin đã bác bỏ bình luận về việc triển khai THAAD, tuy nhiên, Lockheed Martin sẵn sàng hỗ trợ cơ quan quốc phòng tên lửa và chính phủ Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Đại diện của Lockheed Martin cho biết, việc triển khai và thử nghiệm các tài sản quân sự là quyết định của chính phủ Mỹ.
Vào tháng 7, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung. Vụ thử thành công khẳng định thành công nhất định của Mỹ trong việc triển khai chương trình phòng thủ tên lửa.
Hiện tại, Mỹ được bảo vệ bởi Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (GMD), được lắp đặt ở Alaska và California, cùng hệ thống Aegis nằm trên các tàu hải quân. Qua các lần thử nghiệm, tỷ lệ đánh chặn thành công của THAAD cao hơn đáng kể so với GMD. Hệ thống THAAD luôn thử nghiệm độ thành công cao hơn so với hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (GMD).
Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) đã nói với Quốc hội vào tháng 6 về kế hoạch di chuyển hơn 52 các thiết bị đánh chặn của THAAD đến quân đội Mỹ vào giữa tháng 10/2017 và tháng 9/2018.
Theo các nhà quan sát, vụ phóng tên lửa gần đây nhất của Triều Tiên đã khẳng định thành công về độ phóng tên lửa Bình Nhưỡng có khả nắng tới Mỹ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn cần phải chứng minh về trình độ công nghệ tên lửa tối tân, Hàn Quốc cho biết ngày 1/12.
(Theo Reuters)