• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tết Nguyên Đán rộn ràng ở các quốc gia Châu Á

Thế giới 23/01/2025 09:55

(Tổ Quốc) - Từ Trung Quốc đến Hàn Quốc, một số quốc gia ở châu Á rộn ràng đón Tết Nguyên Đán.

Trên trang Travel and Leisure, tác giả Anna Kim viết: Tết Nguyên đán mang đến cho tôi một loạt kỷ niệm đẹp. Gia đình tôi di cư từ Seoul đến Canada khi tôi 5 tuổi, và bố mẹ luôn muốn cả gia đình nhớ về dịp lễ tết - một truyền thống văn hóa lâu đời của đất nước, còn được gọi là "Seollal" trong tiếng Hàn.

Tết Nguyên Đán rộn ràng ở các quốc gia Châu Á - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Images

"Seollal là dịp để bố mẹ kể lại cho chúng tôi về văn hóa cội nguồn. Tôi rất biết ơn vì bố mẹ luôn khuyến khích xem phim truyền hình Hàn Quốc hoặc nghe nhạc K-pop để hiểu hơn về đất nước", tác giả Anna Kim viết.

Những câu chuyện mẹ kể cho tôi, những món ăn Hàn Quốc và văn hóa truyền thống là một phần không thể thiếu trong con người tôi ngày hôm nay với tư cách là một người Canada gốc Hàn Quốc.

Hàng năm, Tết Nguyên đán thường được tổ chức ở nhiều quốc gia châu Á và mỗi quốc gia có phong tục và truyền thống riêng.

Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên đán thường kéo dài ba ngày, là cơ hội để người dân bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và người cao tuổi.

Người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống (được gọi là hanbok), và trẻ em thể hiện lòng thành kính với người lớn tuổi bằng cách cúi chào sâu (hay còn gọi là seh bae). Là một phần của phong tục truyền thống, trẻ em cũng nhận được tiền lì xì và những lời chúc vào dịp tết.

"Bức ảnh mà tôi luôn trân trọng là ảnh của chính tôi khi khoảng 4 tuổi, mặc một bộ hanbok truyền thống màu vàng và cúi chào ông bà để nhận seh bae don (tiền mừng năm mới). Chúng tôi ăn các món như mandu (bánh bao Hàn Quốc) và dduk-guk (canh bánh gạo thái mỏng). Các món ăn ngày lễ khác bao gồm mandu-guk (súp bánh bao), galbijjim (sườn bò hầm), japchae (mì thủy tinh) và ddeok (bánh gạo)", tác giả nhớ lại.

Ngoài ra còn có các trò chơi truyền thống mà mọi người chơi trong kỳ nghỉ lễ. Yut Nori, một trò chơi cờ bàn chơi bằng que gỗ và trò chơi dân gian yeonnalligi (thả diều) được thực hiện để cầu may.

Việt Nam

Tết Nguyên đán ở Việt Nam là dịp dành cho gia đình. Các món ăn nhẹ truyền thống của người dân Việt Nam như bánh Tét (một món ăn nhẹ hình trụ, giống khúc gỗ) và bánh chưng (bánh vuông), là những món phổ biến trong dịp này.

Bánh chưng được ưa chuộng ở Việt Nam vào mỗi dịp Tết. Các món ăn khác bao gồm củ kiệu (hành lá ngâm) và mứt Tết (trái cây sấy khô).

Vào dịp này, người dân Việt Nam thường mặc trang phục truyền thống áo dài để đón năm mới. Hầu hết các gia đình đều cùng nhau đi chùa cầu may mắn, sức khỏe và tài lộc.

Trung Quốc

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc chủ yếu diễn ra từ đêm giao thừa để các gia đình sum vầy bên nhau. Theo phong tục, mọi người sẽ mặc quần áo mới để chào đón năm mới, thường là những màu may mắn, đỏ và vàng.

Tết Nguyên Đán rộn ràng ở các quốc gia Châu Á - Ảnh 2.

Phong bao lì xì mang đến may mắn vào dịp Tết. Ảnh: Getty Image

Ở Trung Quốc, các món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán được làm từ bột mì, như bánh bao, bánh kếp, mì và bánh bao. Các gia đình thường tự làm những món ăn này. Bánh bao thường được ăn kèm với cá, vì nó tượng trưng cho sự sung túc cho năm tới và đôi khi có chứa một đồng xu may mắn mà trẻ em háo hức tìm kiếm. Trên khắp Trung Quốc, các thành viên trong gia đình cũng tặng nhau những phong bao lì xì may mắn.

Singapore

Tết là dịp mà người Singapore luôn dành hết tâm huyết cho gia đình. Họ thưởng thức bánh Nian gao (bánh nếp) và bánh tart dứa, cũng như yusheng, một món salad cá sống truyền thống gắn liền với ngày lễ này.

Tết Nguyên Đán rộn ràng ở các quốc gia Châu Á - Ảnh 3.

Ảnh: ROSLAN RAHMAN/AFP VIA GETTY IMAGES

Lễ hội diễu hành Chingay hàng năm là một lễ kỷ niệm xa hoa bao gồm mọi thứ, từ xe diễu hành khổng lồ đến các vũ công múa lân.

Trong khi đó, Lễ Hội River Hongbao - Biểu Tượng Chào Đón Năm Mới thường được tổ chức tại Quảng trường NS (sân khấu nổi tại Vịnh Marina). Lễ hội mang đến không gian sôi động, kết hợp giữa văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực, phù hợp cho cả người dân địa phương và du khách quốc tế.

Malaysia

Ở Malaysia, Tết Nguyên đán diễn ra vào mùa xuân. Tết kéo dài 15 ngày, kết thúc bằng ngày lễ lớn gọi là Chap Goh Mei. Ngày lễ này mang đến không khí gia đình tụ họp hàng năm.

Một bữa tiệc truyền thống bao gồm yee sang, món salad tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng; nian gao, bánh Tết Nguyên đán; và quýt, tượng trưng cho sự may mắn. Phong bao đỏ được trao cho trẻ em. Nhiều gia đình cũng mời những người múa lân đến nhà để ban phước cầu mong sự may mắn.

Người dân Malaysia cũng mặc trang phục truyền thống, hay còn gọi là sườn xám (hoặc gọi là qipao) vào dịp này./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ