(Tổ Quốc) - Ngày 18/3, đại diện Bộ Thương mại Thái Lan cho biết, nước này sẽ trì hoãn nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cho đến sau cuộc bầu cử vào chủ nhật tới (tức sau ngày 24/3).
- 05.02.2019 Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: CPTPP là cơ hội để nâng tầm kinh tế Việt Nam
- 30.01.2019 Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP
- 28.01.2019 CPTPP thúc đẩy hoàn chỉnh thể chế kinh tế của Việt Nam
- 21.01.2019 Bộ trưởng Công Thương: "Lực lượng QLTT hiểu những cam kết mới của CPTPP đến đâu?"
- 20.01.2019 Việt Nam sẽ là Chủ tịch Hội đồng CPTPP vào năm 2026 và Phó Chủ tịch CPTPP vào năm 2025 và 2027
Bà Auramon Supthaweethum, Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại của Bộ Thương mại Thái Lan
Bà Auramon cho biết, Thái Lan chắc chắn có khả năng tham gia CPTPP vì một nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tác động của việc gia nhập, cho thấy rằng sẽ có lợi cho nền kinh tế Thái Lan và thu hút thêm đầu tư nước ngoài. CPTPP có hiệu lực từ ngày 30/12/2018, hiện bao gồm 11 thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định được xây dựng để cắt giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp, giảm bớt các hạn chế đầu tư và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ. Hiệp định CPTPP bao trùm khoảng 13% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới và cơ hội tiếp cận thị trường của khối kinh tế thương mại có quy mô khoảng 500 triệu người.
Các cuộc đàm phán CPTPP bắt đầu vào năm 2010 với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm 11 thành viên hiện tại cùng với Mỹ đã ký hiệp định TPP vào năm 2016. Nhưng Mỹ đã rút khỏi TPP vào tháng 01/2017 khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Các quốc gia còn lại sau đó đã ký kết CPTPP với một số điều khoản sửa đổi so với hiệp định ban đầu.