(Tổ Quốc) - Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất về kế hoạch đưa lực lượng người Kurd ra khỏi Manbij – thành phố phía Bắc Syria.
Theo Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã đưa ra bản đồ lộ trình đảm bảo an ninh và ổn định tại Manbij.
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ tín hiệu người Kurd rút khỏi Syria. Ảnh:nytimes |
Theo Nytimes, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đã xác nhận việc rút khỏi Syria của lực lượng người Kurd. Thỏa thuận này đã thông qua vài tuần trước thềm bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Đây được xem là một nỗ lực nhằm giải quyết các mâu thuẫn gần đây giữa hai nước.
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, việc kêu gọi lực lượng người Kurd tại Manbij cùng với các chỉ huy và các lãnh đạo chính trị người Kurd ra khỏi Syria nhằm tiến tới ổn định cho khu vực.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ chưa xác nhận chi tiết về kế hoạch này. Hai quan chức này cho biết đây là kế hoạch yêu cầu người Kurd rút khỏi Manbij. Manbij được xem là điểm nóng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Erdogan tăng cường lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát vùng đất người Kurd tại Afrin vào tháng Giêng. Ông Erdogan tuyên bố sẽ tiếp tục đến Manbij nhằm xóa sạch lực lượng người Kurd tại khu vực này. Tuy nhiên, lực lượng nguời Kurd liên minh với lực lượng đặc biệt Mỹ liên tục đáp trả các cuộc tấn công từ Ankara.
Thổ bắt nhịp với Nga thương vụ S-400
Thổ Nhĩ Kỳ luôn xem các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) là một nhánh của đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại nước này – một tổ chức vốn bị Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào danh sách khủng bố. Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, việc hỗ trợ của Mỹ đối với YPG được xem là “hành động mang tính chất đối đầu với Ankara”.
Giới phân tích nhận định, việc Mỹ vũ trang cho người Kurd tại Syria và một cuộc tấn công quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng này có thể sẽ làm “rạn nứt” thêm mối quan hệ đồng minh Mỹ –Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã rất căng thẳng thời gian qua.
Lầu Năm Góc đang cân nhắc xem lực lượng người Kurd là đối tác đáng tin cậy nhất tại Syria. Lực lượng người Kurd với sự hậu thuẫn của lực lượng dân chủ Syria do Mỹ đứng đầu liên tục có được nhiều chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố IS.
Lầu Năm Góc không hề mong muốn bỏ rơi lực lượng người Kurd tại Syria bởi cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa kết thúc. Các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với lực lượng người Kurd tại Syria đang ảnh hưởng ít nhiều đến Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã liên tục thảo luận vấn đề Manbij trong nhiều tháng qua. Tuy nhiên, thỏa thuận này dường như là một bài toán khó và trì hoãn bởi nhiều mâu thuẫn từ các nước.
Theo các nhà phân tích và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Quốc hội Mỹ đang cân nhắc trì hoãn việc bán máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Ankara ngỏ ý muốn mua hệ thống phòng thủ không đối đất S-400 của Nga.
Cố vấn Tổng thống Nga Yuri Ushakov nói trên Tass vào ngày 2/4 rằng, Nga sẽ hoàn tất việc phân phối hệ thống phòng thủ S-400 đến Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2020.
“Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ mong muốn này. Vì thế tôi cho rằng, các nỗ lực cần phải phát huy theo đúng nguyện vọng của Ankara”, ông Ushakov cho biết khi được hỏi về việc liệu Nga có muốn đáp ứng yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ về việc đẩy nhanh tốc độ cho quá trình phân phối S-400 vào năm 2020 hay không.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo đồng cấp Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc gặp gỡ tại Ankara vào ngày 3/4 nhằm thảo luận về việc hợp tác kỹ thuật quân sự, bao gồm việc phân phối hệ thống phòng không S-400.
“Mọi chú ý đều hướng đến các vấn đề quốc tế và hợp tác kỹ thuật quân sự. Trọng tâm chính là hướng đến quá trình phân phối hệ thống phòng không Nga S-400 Triumf và các yếu tố hợp tác kỹ thuật quân sự khác”, ông Ushakov cho biết
Bắt tay với Mỹ khi người Kurd rút khỏi Syria?
Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần thông báo sẽ tiến tới thỏa thuận về Manbij. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa đồng ý điều này.
Vào ngày 4/6, hai bên đã có cuộc thảo luận. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ có vẻ mơ hồ và không đưa thêm thông tin chi tiết cho kế hoạch. Một số quan chức Mỹ đã yêu cầu xác nhận thông tin từ Thổ Nhĩ Kỳ và cho biết, thông báo trên khiến họ ngạc nhiên.
Các quan chức Mỹ cho rằng: “Lịch trình cho kế hoạch đã rõ ràng. Chúng tôi vẫn đang thảo luận và cần khoảng 6 tháng nữa.”
Phát ngôn viên chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ Bekir Bozdag cho rằng, cuộc thảo luận ngày 4/6 cho biết lịch trình cho kế hoạch rời đi của Đơn vị Bảo vệ nhân dân người Kurd đã thông qua.
Tuy nhiên, hai quan chức Mỹ cho rằng, thỏa thuận phải dựa trên các điều kiện về thực địa và hiện chưa có lịch trình cụ thể.
Vào tuần trước, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ và các nhà phân tích chính trị đã vạch ra lộ trình 3 tháng kêu gọi các tư lệnh người Kurd rút khỏi Manbij trong vòng 30 ngày kể từ thời điểm thỏa thuận này được ký. Lộ trình cho biết, cả lực lượng người Mỹ và người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện cuộc tuần tra chung nhằm giám sát an ninh trong thành phố.
Các quan chức Mỹ vẫn chưa xác nhận các thông tin chi tiết và các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cũng không cho biết liệu các yếu tố này đã thông qua hay chưa.
Theo lịch trình, lực lượng dân chủ Syria do Mỹ dẫn đầu vẫn ở lại Manbij. Tuy nhiên, các chỉ huy người Kurd sẽ phải rút khỏi thành phố này và sẽ chỉ định các chỉ huy người Arab thay thế họ. Ông Mehmet Akarca, Cố vấn cho Tổng thống Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiết lập căn cứ ở ngoại ô Manbij, gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và duy trì trạm giám sát vị trí xung quanh lực lượng của Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào khác.
Ông Akarca nói: “Điều cốt yếu là chúng tôi không muốn khủng bố hiện diện quanh biên giới của chúng tôi. Họ đang ở ngay bên kia biên giới – ngay “trên đầu chúng tôi”.
“Thỏa thuận đã thông qua. Họ[lực lượng người Kurd] sẽ rút đi trong vài ngày tới. Đây là một lựa chọn đúng. Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục cho lộ trình hòa bình”, ông Akarca cho biết.
Thỏa thuận này đánh dấu chiến thắng đáng kể của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến dịch xua đuổi người Kurd ra khỏi biên giới. Tổng thống Erdogan cho rằng, lực lượng người Kurd là mối đe dọa khủng bố hiện diện quanh biên giới nước này.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ bày tỏ lo lắng đối với lực lượng người Kurd tại Manbij. Điều này có thể thổi bùng xung đột giống như đã xảy ra tại Afrin.
Nhà nghiên cứu Amanda Sloat tại Viện Brookings cho biết: “Vẫn còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, cuộc tuần tra chung sẽ sớm bắt đầu. Các quyết định về việc thay đổi nguồn lực sẽ cần phải mất một thời gian dài tại Manbij. Các thách thức vẫn luôn hiện hữu”.