• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thổ Nhĩ Kỳ lưỡng nan giữa Nga và vị thế trong NATO

Thế giới 07/03/2020 00:35

(Tổ Quốc) - Kể từ khi cuộc đảo chính thất bại xảy ra vào tháng 7 năm 2016, sự hoài nghi lan rộng của Mỹ đã thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách Thổ Nhĩ Kỳ suy nghĩ về một trật tự thế giới mới.

Theo đó, Ankara đã vạch ra một mức độ tự chủ chiến lược đáng kể xa rời với phía Tây dù nước này là thành viên của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Suy nghĩ này đã dẫn đến mối quan hệ đang phát triển giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Nga – điều đang lên ngôi từ việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.

Nhưng cuộc xung đột leo thang tại Idlib, nơi Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách bảo vệ vùng ảnh hưởng của mình trước chiến dịch quân sự của quân đội Syria do Nga hậu thuẫn, đã đặt tính khả thi của tầm nhìn này vào mức độ thử nghiệm nghiêm trọng nhất.

Sóng gió Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây

Cuộc đụng độ gay gắt tại thực địa đã kéo theo sự mất mát gây sốc của 34 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ sau một cuộc tấn công chung của một phi đội Syria và Nga. Phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ là tìm kiếm sự ủng hộ đoàn kết về chính trị của các đồng minh NATO. Vài giờ sau sự cố, Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi tham vấn theo Điều 4 của hiệp ước thành lập liên minh này. Sự hỗ trợ kịp thời của phương Tây rất quan trọng đối với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước cuộc gặp trực tiếp mới nhất với Tổng thống Nga Vladimir Putin, để thảo luận về số phận của Idlib.

Thổ Nhĩ Kỳ lưỡng nan giữa Nga và vị thế trong NATO - Ảnh 1.

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO thời gian gần đây đã "cơm không lành, canh không ngọt". Ảnh: Bloomberg.

Nhưng thậm chí vượt ra ngoài bối cảnh chính trị, cuộc đấu tranh tại Idlib đã thể hiện theo nhiều cách những lợi ích đối với việc Thổ Nhĩ Kỳ đang là thành viên NATO. Thắng lợi của cuộc phản công từ các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đối với các cuộc không kích chống lại họ có liên quan mật thiết đến vị thế quân sự mà họ có được từ NATO và sự tham gia của nước này vào hệ thống phòng thủ châu Âu – Đại Tây Dương.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tận dụng các khí tài chiến tranh để nhắm vào các đơn vị quân đội Syria. Một chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể hạ gục hai máy bay phản lực Su-24 của Syria. Một máy bay cảnh báo và kiểm soát sớm trên không (AWAC) đã tìm được các mục tiêu, chuyển tiếp địa điểm và thông tin quan trọng khác trong thời gian thực tới F-16 thông qua kênh chuyển phát dữ liệu tiêu chuẩn của NATO. Thông tin này sau đó được chuyển tiếp đến các tên lửa AMRAAM không đối không F-16 để tiến về phía mục tiêu.

Mức độ tương tác này, cùng với khả năng tận dụng tối đa các tính năng tập trung vào mục tiêu, đã mang lại cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ một lợi thế rõ ràng so với các lực lượng đối thủ ở tây bắc Syria. Lợi thế trên chiến trường của Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn mở rộng nhằm vào các hệ thống phòng không Pantsir hiện đại của Syria – vốn do Nga cung cấp. Máy bay không người lái vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể hạ gục những vũ khí này với sự trợ giúp của các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến.

Tín hiệu từ Idlib

Giai đoạn tiếp theo của cuộc xung đột về Idlib sẽ được định hình bởi tính bền vững của lệnh ngừng bắn được đưa ra sau cuộc họp giữa ông Erdogan và ông Putin tại Moscow hôm nay. Nhưng trong thực tế, có rất ít khả năng một lệnh ngừng bắn sẽ biến thành một nền hòa bình vĩnh viễn. Các mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ở Idlib là không thể hòa giải. Moscow muốn trao quyền kiểm soát lãnh thổ cho chế độ Syria; Ankara muốn duy trì sự hiện diện của mình ở đó, để ngăn chặn sự trầm trọng của thảm họa nhân đạo, nhưng cũng là một đòn bẩy cho các cuộc đàm phán cuối cùng về một khu định cư chính trị ở Syria.

Làm phức tạp phương trình này là vấn đề của các nhóm ủy nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ, một số trong số họ liên kết với các thực thể cực đoan, bị Nga và chính quyền Syria coi là khủng bố. Tương lai của Idlib sẽ được định hình bởi những bất đồng đang diễn ra và tranh chấp Thổ Nhĩ Kỳ - Nga sẽ vẫn có xu hướng xảy ra xung đột mới.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ có thể buộc phải xem xét lại lập trường của họ đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Tầm quan trọng chính sẽ là số phận của S-400. Thật khó để tưởng tượng rằng Ankara sẽ vận hành đầy đủ hệ thống này, kích hoạt các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, vào thời điểm mối quan hệ với Nga đã bước vào giai đoạn mâu thuẫn, ít nhất là về Syria.

Tín hiệu về hành động tiếp theo còn chưa rõ nhưng chắc chắc là Ankara cũng đang tính đến rủi ro của việc tiến hành những nỗ lực nửa vời đối với quyền tự chủ chiến lược xa rời Tổ chức an ninh xuyên Đại Tây Dương.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ