• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thỏa thuận hạt nhân Iran "lấp lửng": Liên Hợp Quốc bủa vây kế hoạch cấm vận vũ khí

Thế giới 11/08/2020 11:24

(Tổ Quốc) - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang chuẩn bị cho tiến trình bỏ phiếu trong tuần này liên quan đến đề xuất gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran.

Hãng Reuters cho biết, đây là động thái mà các nhà ngoại giao ngầm định sự thất bại cho thỏa thuận hạt nhân Iran và định mệnh giao kèo hạt nhân giữa Tehran và các siêu cường đang rơi vào rủi ro.

Thỏa thuận hạt nhân Iran "lấp lửng": Liên Hợp Quốc bủa vây kế hoạch cấm vận vũ khí - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Các nhà ngoại giao cho biết, nỗ lực phút cuối giữa Anh, Pháp và Đức thúc đẩy nỗ lực tạo ra một thỏa hiệp với Nga và Trung Quốc cho quá trình gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đã không thể thành công. Moscow và Bắc Kinh – các đồng minh của Iran từng nhận thức tín hiệu phản đối của Mỹ từ lâu trong các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ vào Iran, hãng Reuters ghi nhận.

Một nhà ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói trong điều kiện giấu tên cho biết, việc gia hạn lệnh cấm vũ khí đối với Iran dưới bất kỳ hình thức nào đều được đánh giá là thiếu cơ sở pháp lý và sẽ làm suy yếu các nỗ lực duy trì thỏa thuận hạt nhân đồng thời nói thêm rằng Mỹ sẽ không có cơ hội cho văn bản thông qua.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc - Kelly Craft cho biết, Nga và Trung Quốc đều muốn hưởng lợi từ việc chấm dứt lệnh cấm vũ khí đối với Iran.

"Nga và Trung Quốc đang chờ đợi để có thể bán vũ khí cho Iran",ông Craft nói trên Fox News.

Lệnh cấm vận sẽ hết hiệu lực trong tháng 10 theo thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa các nước bao gồm Iran, Nga, Trung Quốc, Đức, Anh, Pháp và Mỹ nhằm ngăn cản Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.

Mặc dù chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định rút khỏi thỏa thuận trong năm 2018 với khái niệm của Tổng thống Trump cho rằng đây là thỏa thuận tồi tệ nhất trong lịch sử thì Washington đã đe dọa sử dụng một điều khoản trong thỏa thuận gây sức ép đối với Iran nếu Hội đồng Bảo an không gia hạn cấm vận vũ khí vô điều kiện.

Các trừng phạt gia hạn – động thái được ví như một bước lùi có thể khiến cho thỏa thuận hạt nhân Iran sụp đổ hoàn toàn bởi vì Iran sẽ mất đi động cơ chính để hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình. Tehran đã vi phạm một số phần trong thỏa thuận hạt nhân để đáp trả lại việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận và Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương mạnh mẽ.

"Mục tiêu chính quyền Mỹ là chấm dứt thỏa thuận hạt nhân Iran", một nhà ngoại giao châu Âu nói trong điều kiện giấu tên cho biết.

Đại diện đặc biệt của Mỹ về Iran – Brian Hook đã cho rằng Mỹ đang muốn áp dụng lại tất cả các trừng phạt của Liên Hợp Quốc khi ông nói trong tuần trước: "Chúng ta cần phải khôi phục lại tiêu chuẩn không làm giàu trong khái niệm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc."

Động thái về trừng phạt của Liên Hợp Quốc sẽ yêu cầu Iran đình chỉ tất cả các hoạt động liên quan đến làm giàu và tái chế, bao gồm nghiên cứu và phát triển, các mặt hàng cấm nhập khẩu đối với những hoạt động như vậy hoặc phát triển hệ thống phân phối vũ khí hạt nhân. Động thái sẽ tiếp tục áp dụng lại lệnh cấm vận vũ khí, cấm Iran phát triển các tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và tiếp tục các trừng phạt vào hàng chục cá nhân và thực thể. Các quốc gia cũng sẽ được yêu cầu kiểm tra các chuyến hàng đến và đi từ Iran và được phép thu giữ bất kỳ hàng hóa bị cấm nào.

"Cơ hội bằng 0"

Ông Richard Gowan – Giám đốc về cơ quan vận động ngăn chặn xung đột thuộc Nhóm khủng hoảng quốc tế Liên Hợp Quốc nói rằng, không hề có cơ hội nào để Mỹ tiếp tục gia hạn các lệnh cấm vận vũ khí sẽ được chấp thuận và rằng đây được cho là một mưu đồ để lấy lại lợi nhuận.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hiện tổ chức cuộc họp trực tuyến. Cuộc bỏ phiếu bao gồm 15 thành viên sẽ có 24 tiếng để đưa ra quyết định và kết quả sẽ được công bố trong cuộc họp công khai. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nói rằng sẽ có rất ít sự ủng hộ đối với các văn bản hiện tại của Mỹ.

Dự thảo Nghị quyết cần ít nhất 9 phiếu ủng hộ, buộc Nga và Trung Quốc sử dụng quyền biểu quyết. Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao đặt câu hỏi liệu Washington có thể đảm bảo có 9 phiếu đó hay không.

"Các thành viên tại Liên Hợp Quốc đều hiểu rằng Nghị quyết này chỉ là khởi điểm cho một cuộc chiến lớn hơn với nhiều thỏa thuận hạt nhân Iran", ông Gowan cho biết.

Washington lập luận rằng họ có thể tự kích hoạt các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, các bên còn lại trong thỏa thuận phản đối động thái như vậy và giới ngoại giao nói cho rằng Mỹ sẽ phải đối mặt với cuộc chiến khó khăn và nhiều bất đồng hơn.

"Rất có thể, một số quốc gia sẽ nói rằng họ không có ý định thực hiện thêm các biện phát trừng phạt cho đến khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc quyết định liệu có hay không động thái phản hồi thực hiện hợp pháp", một nhà ngoại giao cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho biết trong điều kiện giấu tên.

"Tôi không biết bằng cách nào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể đưa ra quyết định điều đó dựa trên các thành viên. Tôi không thấy bất kỳ sự vội vàng nào trong việc thiết lập các quy định đưa ra các chế độ trừng phạt áp dụng với các quốc gia trên thế giới", nhà ngoại giao này cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ