• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thỏa thuận hạt nhân Iran: Tehran không dễ dàng sa vào bẫy của Mỹ

Thế giới 18/09/2017 21:56

(Tổ Quốc) - Mỹ đang muốn từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran khi cáo buộc Tehran vi phạm kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA).

Từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran

Thỏa thuận hạt nhân vào năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới sẽ phải trải qua “vòng sát hạch nghiêm khắc” tại Liên Hợp Quốc trong tuần này bởi châu Âu tỏ ra hoài nghi về tham vọng của chính quyền Tổng thống Trump đối với thỏa thuận này.

 Ảnh minh họa

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 14/9 đã tuyên bố rằng, Iran đang vi phạm thỏa thuận hạt nhân mà điều này cho thấy Tehran sẽ phải chịu các biện pháp trừng phạt nếu tiếp tục tham vọng hạt nhân.

Tổng thống Trump đã từng cho rằng, thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama là thỏa thuận tồi tệ nhất .Trong thời điểm hiện tại Washington muốn từ bỏ thỏa thuận này đã khiến các đồng minh thân thiết của Mỹ lo lắng bởi các căng thẳng về tham vọng hạt nhân không chỉ riêng Iran mà cả Triều Tiên cũng khiến cho thế giới nhiều lo ngại.

“Chúng tôi tất cả đều lo lắng về thái độ của Mỹ đối với vấn đề hạt nhân của Iran, bởi khi căng thẳng leo thang sẽ khiến cho quan hệ các bên đi vào ngõ cụt”, một nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu cho biết.

Vào tháng 10 tới, Tổng thống Trump phải xác nhận xem liệu Iran có tuân thủ thỏa thuận với tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA). Nếu Tổng thống Trump không làm được, Quốc hội sẽ có 60 ngày để quyết định có hay không tiếp tục các biện pháp trừng phạt vì sự vi phạm này.

Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo rằng Tehran sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ “động thái sai lầm nào” của Washington liên quan đến thỏa thuận hạt nhân.

Tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18/9, Tổng thống Trump đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Pháp không nhìn thấy sự khác biệt

Thỏa thuận hạt nhân có sự tham gia của Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Đức và Pháp. Cả 6 bên tham gian sẽ có cuộc họp các bộ trưởng cùng với Iran vào ngày 20/9

Trước đây, Pháp liên tục bộc lộ thái độ cứng rắn đối với Tehran trong các cuộc đàm phán nhưng lại nhanh chóng hồi phục quan hệ kinh tế với Iran ngay sau đó. Tổng thống Pháp Macron cho biết sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong thỏa thuận lần này.

Các quan chức Pháp cho rằng, Iran luôn tôn trọng  Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung  (JCPOA) và thực hiện đúng theo thỏa thuận.

Tổng thống Macron cảnh báo, việc xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran không chỉ khiến cho tình hình trở nên căng thẳng mà ngay cả vấn đề Triều Tiên cũng khó có thể giải quyết thông quan đàm phán, các nhà ngoại giao Pháp cho biết.

Theo các nhà quan sát, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran hiện trong thời kỳ rất nhạy cảm về cả đối nội lẫn đối ngoại giữa hai nước, về cả chính trị lẫn an ninh đối với cả khu vực Trung Đông, Vùng Vịnh và Bắc Phi cũng như đang hướng tới một bước ngoặt mới với tác động rất mạnh mẽ và sâu sắc tới tất cả các đối tác liên quan và khu vực.

Mỹ rút khỏi JCPOA thì Iran trên nguyên tắc lại có thể khôi phục chương trình hạt nhân và chạy đua hạt nhân ở khu vực lại tiếp diễn.

“Chúng tôi vẫn có thể tìm thấy trật tự thế giới khi thỏa thuận hạt nhân vẫn duy trì. Tuy nhiên, nếu Mỹ muốn từ bỏ  thì thế giới sẽ phải chứng kiến nhiều xung đột và mọi thứ sẽ diễn biến phức tạp hơn”, nhà ngoại giao cấp cao của Pháp nói thêm.

Nhà ngoại giao Pháp cũng cho biết, thỏa thuận này có tính ảnh hưởng mạnh bởi vì nó không có bất kỳ phê phán nào trong thỏa thuận giữa Mỹ và Iran.

Nhà ngoại giao cấp cao của Iran cho biết, ông tin tưởng các thành viên châu Âu sẽ không chạy theo tham vọng của Mỹ đối với Iran. Tổng thống Trump có thể muốn xoá bỏ JPCOA nhưng lại chưa có lý do xác đáng lại, đồng thời chưa biết nên đối phó với hậu quả và hệ luỵ của quyết định ấy như thế nào. 

“Châu Âu cần phải khéo léo. Nhìn vào tình hình chung của khu vực. Khủng hoảng đang diễn biến phức tạp khắp mọi nơi trên thế giới. Từ Iraq đến Lebanon. Iran là một đối tác khu vực tin cậy của châu Âu không chỉ về lĩnh vực thương mại mà cả trong chính trị. Các siêu cường châu Âu phải tuân thủ thỏa thuận này. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phải khẳng định tuân thủ thỏa thuận này. Sự cứng nhắc của Tổng thống Trump sẽ chỉ vô tình mở rộng khoảng cách giữa các nước liên quan mà thôi”, nhà ngoại giao này cho biết.

(Theo Reuters)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ