• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thực hư NATO mở mặt trận tác chiến mới: Xích lại gần ông Trump?

Thế giới 22/06/2019 19:54

(Tổ Quốc) - NATO đang đặt mục tiêu công nhận không gian là một lĩnh vực tác chiến trong năm nay, bốn nhà ngoại giao cấp cao cho biết.

Động thái này một phần là để cho Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump biết rằng liên minh này có hướng đến và thích nghi với các mối đe dọa mới mà ông Trump nghĩ tới khi thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, theo Reuters.

Quyết định này dự kiến được đưa ra tại thượng đỉnh ngày 3,4/12 tại London. Động thái này sẽ chính thức thừa nhận rằng các trận chiến có thể được tiến hành không chỉ trên đất liền, trên không, trên biển và trên mạng Internet, mà còn cả trong không gian.

Đồn đoán tác chiến không gian

"Có một thỏa thuận rằng chúng ta nên biến không gian thành một miền tác chiến và hội nghị thượng đỉnh London là nơi tốt nhất đưa điều này thành chính thức", theo một nhà ngoại giao cấp cao của NATO tham gia vào các cuộc thảo luận, mặc dù nguồn tin này cảnh báo rằng vấn đề về chính sách kỹ thuật vẫn đang được tiến hành.

Trong khi các nguồn tin NATO khác phủ nhận liên minh sẽ tiến hành tác chiến trong không gian, nhưng nói rằng, NATO có thể thảo luận về việc có nên sử dụng vũ khí không gian để bắn hạ tên lửa và chặn đứng phòng không của đối phương hay phá hủy vệ tinh hay không.

Quyết định tuyên bố không gian là một khu vực phòng thủ mới có thể giúp thuyết phục ông Trump rằng NATO có thể là một đồng minh hữu ích trong việc ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự đối thủ, các nhà ngoại giao nói.

Thực hư NATO mở mặt trận tác chiến mới: Xích lại gần ông Trump? - Ảnh 1.

NATO đang đứng trước thời điểm khó khăn về sự thống nhất quan điểm giữa các đồng minh (Nguồn: Reuters )

Trong khi các nước NATO ngày nay sở hữu 65% vệ tinh trong không gian, Trung Quốc đang phát triển các chòm sao vệ tinh thương mại khổng lồ có thể cung cấp các dịch vụ từ internet tốc độ cao cho máy bay để theo dõi tên lửa và lực lượng vũ trang trên mặt đất.

Trung Quốc đang phát triển vũ khí có thể sử dụng trên quỹ đạo và trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh ở mặt tối của mặt trăng vào năm ngoái.

Nga, từng là đối tác chiến lược của NATO nhưng hiện được nhiều đồng minh coi là một thế lực đối thủ, cũng là một sức mạnh trong không gian và là một trong số ít các quốc gia có thể phóng vệ tinh lên quỹ đạo.

"Bạn có thể có cách tác chiến riêng trong không gian, nhưng bất cứ ai kiểm soát không gian cũng kiểm soát những gì xảy ra trên đất liền, trên biển và trên không", Jamie Shea, cựu quan chức NATO và hiện là nhà phân tích của nhóm tham vấn Friends of Europe tại Brussels.

"Nếu bạn không kiểm soát không gian, bạn cũng không kiểm soát được các khu vực khác", theo chuyên gia này.

Các bộ trưởng quốc phòng NATO dự kiến sẽ đồng ý với chính sách không gian quy mô rộng vào tuần tới tại một cuộc họp thường kỳ ở Brussels, mặc dù sẽ không có quyết định nào tuyên bố không gian là một lĩnh vực hoạt động của quốc phòng.

Một nhà ngoại giao khác nói rằng trong khi quyết định này có trọng lượng và có hệ lụy thực sự, nó có thể sẽ là "một món quà cho  ông Trump".

Ông Trump trong hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 7 năm ngoái đã chỉ trích các đồng minh châu Âu về chi tiêu quốc phòng và cáo buộc Đức lệ thuộc vào năng lượng Nga.

Các đồng minh châu Âu đang lo ngại về việc liệu ông Trump có thông qua cuộc họp năm nay để đặt câu hỏi về giá trị của liên minh, trong đó, bản thân nhà lãnh đạo này là người đứng đầu trên thực tế.

Khi nào kích hoạt Điều 5?

Quân đội Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào các vệ tinh để xác định những gì họ làm trên mặt đất, như việc dùng tia laser và vệ tinh không gian dẫn đường cho các loại đạn cũng như sử dụng các cơ sở trên không gian để theo dõi các vụ phóng tên lửa và theo dõi lực lượng tên lửa.

Không còn bị buộc phải vòng quanh quỹ đạo trái đất, các vệ tinh giờ đây có thể được điều động trong không gian để theo dõi các khí tài không gian khác. Ví dụ như Ấn Độ đã phóng thử tên lửa chống vệ tinh hồi tháng 3.

Ý, Anh và Pháp là các cường quốc vũ trụ chính của châu Âu, trong khi Đức đang soạn thảo luật mới và tìm kiếm đầu tư tư nhân để đảm bảo thị trường vũ trụ mới nổi có thể trị giá 1 nghìn tỷ USD vào những năm 2040.

Pháp muốn có nhiều sự đảm bảo hơn về cách khí tài không gian của họ sẽ được sử dụng trong trường hợp khủng hoảng. Trong các lĩnh vực tác chiến khác, tài sản quốc gia của các đồng minh NATO được đặt dưới sự điều động của chỉ huy đồng minh tối cao khi xảy ra xung đột.

Nhạy cảm nhất trong tất cả sẽ là quyết định rằng, liệu một cuộc tấn công vào vệ tinh đồng minh có cấu thành một cuộc tấn công vào liên minh và liệu có kích hoạt điều khoản phòng thủ tập thể Điều 5 của NATO hay không.

Diễn biến về không gian lần này có thể tương tự như quyết định biến không gian mạng thành một lĩnh vực tác chiến vào năm 2016. Quyết định ban đầu lần này của NATO có thể là tăng kế hoạch quân sự, xem xét các lỗ hổng của NATO và xem xét cách bảo vệ tốt hơn các vệ tinh thương mại được quân đội sử dụng.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ