• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thượng đỉnh Mỹ - Hàn: Cơ hội giải quyết vấn đề Triều Tiên giữa đại dịch Covid-19

Thế giới 18/05/2021 19:54

(Tổ Quốc) - Bên cạnh việc hợp tác giải quyết thiếu hụt vaccine Covid-19, Tổng thống Moon Jae-in bày tỏ mong muốn có thể tìm cách giải quyết các vấn đề liên quan đến Triều Tiên tại thượng đỉnh Mỹ-Hàn trong thời gian tới.

Chính sách Triều Tiên của Mỹ

Tổng thống Moon đã có kế hoạch công du 4 ngày đến Mỹ bắt đầu từ ngày 20/5, tham gia thượng đỉnh với Tổng thống Biden và cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cùng với các quan chức cấp cao của Quốc hội.

Theo Reuters, Hàn Quốc bày tỏ các hy vọng thúc đẩy nỗ lực tiếp tục nối lại đàm phán với Triều Tiên và hối thúc Nhà Trắng giải quyết vấn đề này tại cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Moon Jae-in vàTổng thống Mỹ Joe Biden vào tuần này.

Thượng đỉnh Mỹ - Hàn: Cơ hội giải quyết vấn đề Triều Tiên giữa đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: StraitsTimes

Các quan chức Hàn Quốc bày tỏ lạc quan trong chính sách gần đây của chính quyền Tổng thống Joe Biden, kêu gọi tập trung vào nỗ lực ngoại giao giảm căng thẳng trong khi vẫn tiếp tục duy trì mục tiêu phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, các thách thức chính trị và kinh tế trong nước cũng như khủng hoảng chính sách đối ngoại tại một số nơi, chính quyền Tổng thống Biden dường như chưa thể đặt ưu tiên Triều Tiên trong chính sách đối ngoại hàng đầu và điều này đang ảnh hưởng tới hy vọng củng cố di sản của Tổng thống Moon Jae-in.

Một quan chức cấp cao của Seoul cho biết, việc chính quyền Tổng thống Biden đưa ra chính sách ngoại giao với Triều Tiên được xem là tín hiệu tốt tạo tiền đề nối lại các cuộc đàm phán trong tương lai.

"Chúng tôi tin tưởng các nỗ lực nghiêm túc giữa các bên liên quan có thể mở lại đối thoại và hai bên có thể ngồi vào đàm phán vào một thời điểm nào đó", quan chức này nói trên Reuters trong điều kiện giấu tên cho biết.

"Tất nhiên, chúng tôi cũng hy vọng điều đó sẽ diễn ra sớm hơn và tạo tiền đề cho những đột phá sau này", quan chức này nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Washington cởi mở ngoại giao nhưng lập trường của Triều Tiên có muốn tham gia hay không còn phải tùy thuộc vào quyết định của nước này.

Các đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Bình Nhưỡng và Washington phải trì hoãn kể từ cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai vào năm 2019. Hai cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã diễn ra nhưng không hề ra tuyên bố chung. Động thái này cũng đang khiến quan hệ liên Triều trở nên tồi tệ hơn khi nhiều lần Triều Tiên từ chối nối lại đàm phán với Mỹ.

Bình Nhưỡng từng lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc và Triều Tiên thậm chí đã phá hủy văn phòng liên lạc xuyên biên giới được xây dựng trên lãnh thổ của họ mặc dù nước này chưa hề tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân hay tên lửa tầm xa kể từ năm 2017.

Ưu tiên đáp ứng nguồn cung vaccine

"Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mong muốn sẽ nỗ lực tạo cơ hội cuối cùng trong năm cuối ở Nhà Xanh, tiến tới quá trình hòa bình lâu dài với Triều Tiên đồng thời tìm cách khởi động lại các cuộc đàm phán hạt nhân dưới thời chính quyền Tổng thống Biden", giới quan chức Seoul cho biết. Cho đến hiện tại, chính quyền Tổng thống Biden chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy sẵn sàng nới lỏng trừng phạt với Hàn Quốc hay đưa ra bất kỳ tuyên bố ngoại giao nối lại đàm phán với lý do Bình Nhưỡng từ chối. Trong thời gian dài, Triều Tiên đã yêu cầu giảm nhẹ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia này. Đây cũng là vấn đề mà Hàn Quốc từ lâu mong muốn từ phía Mỹ để có thể kích hoạt khởi dộng các dự án kinh tế và du lịch liên Triều. Tuy nhiên, mọi động thái đều bỏ ngỏ.

Kể từ khi lên nắm chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng chưa hề có tín hiệu chỉ định một đặc phái viên xử lý các cuộc đàm phán hạt nhân nhưng lại thể hiện đường lối cứng rắn về vấn đề nhân quyền của Triều Tiên.

Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc lại đưa ra tín hiệu lạc quan từ việc xem xét lại chính sách ngoại giao của Mỹ.

"Washington cho biết sẵn sàng theo đuổi một giải pháp ngoại giao và đối thoại song phương, khẳng định sẵn sàng nhượng bộ nếu Triều Tiên thực hiện các nỗ lực có ý nghĩa. Đây thực sự là cách tiếp cận rất thực tế và linh hoạt", một quan chức cấp cao của Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên vào hôm thứ Ba (ngày 17/5).

Các nỗ lực của Tổng thống Moon Jae-in trong việc cứu vãn mối quan hệ liên Triều có thể bị giảm đi trong bối cảnh nước này đặt ưu tiên kêu gọi Washington hỗ trợ vaccine do Mỹ sản xuất nhanh chóng nhằm ngăn chặn đại dịch.

Bởi dịch bệnh, sự lên tiếng đáp ứng nguồn cung vaccine vào thời điểm hiện tại đang quan trọng hơn bao giờ hết. Tổng thống Moon đã hứa hẹn vào ngày 17/5, khẳng định đảm bảo quan hệ đối tác vaccine giữa hai nước tại thượng đỉnh thông qua việc khai thác năng lực sản xuất công nghệ sinh học của Hàn Quốc.

"Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in có thể đang xem hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để cùng nhau đưa ra các bước cụ thể đồng thời xác định khuôn khổ chính sách Mỹ- Triều Tiên trong thời gian tới. Tuy nhiên, các vấn đề ưu tiên hiện tại mà hai nước phải tập trung phải là hợp tác vaccine và kinh tế", ông Kim Hong-kyun, nguyên nhà đàm phán hạt nhân Hàn Quốc nhấn mạnh.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ