(Tổ Quốc) - Hãng Reuters trích dẫn nguồn tin trong một nghiên cứu cho rằng, Triều Tiên tiếp tục sản xuất nhiên liệu bom.
Một nghiên cứu đưa công bố trước thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 dự kiến sẽ diễn ra trong vài tuần tới giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu cho rằng, mặc dù vẫn tiếp tục trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ nhưng nước này vẫn tiếp tục sản xuất các vũ khí hạt nhân nhiều gấp 7 lần trong kho hạt nhân.
Tuy nhiên, so với các mối đe dọa hạt nhân từ năm 2017, chương trình vũ khí của Triều Tiên có thể ít mối đe dọa hơn trước đó, một báo cáo của Trung tâm hợp tác và an ninh quốc tế thuộc Đại học Stanford cho biết.
Ông Siegfried Hecker, cựu giám đốc phòng thí nghiệm vũ khí Los Alamos tại New Mexico, hiện làm việc ở Đại học Stanford và là một trong số các tác giả của báo cáo nói trên Reuters cho biết, nghiên cứu đã chỉ ra các hình ảnh vệ tinh phát hiện Triều Tiên vẫn sản xuất nhiên liệu bom tiếp tục trong năm 2018.
Báo cáo Stanford cho biết, việc sản xuất khoảng 150 kg nhiên liệu làm giàu uranium có thể giúp Triều Tiên gia tăng số lượng vũ khí trong kho hạt nhân.
Nhóm nghiên cứu của ông Hecker đã đưa ra phỏng đoán về kích cỡ kho vũ khí của Triều Tiên trong năm 2017 ở khoảng 30 trong tổng số 37 vũ khí.
Tình báo Mỹ hiện chưa có chắc chắn Triều Tiên sở hữu bao nhiêu đầu đạn hạt nhân. Vào năm ngoái, cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ ước tính Triều Tiên có khoảng 50 đầu đạn hạt nhân trong khi các nhà phân tích đưa ra con số khoảng 20-60.
Báo cáo của Stanford cho biết, trong khi Triều Tiên có khả năng tiếp tục nghiên cứu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân thì việc ngừng các vụ thử có thể chỉ là tín hiệu tạm thời.
Các chuyên gia Stanford cho biết, Triều Tiên không thể có khả năng để phóng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân vào lục địa Mỹ nhưng theo ông Hecker, mối đe dọa vũ khí hạt nhân vẫn thách thức Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết trong thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Trump vào tháng 6 năm ngoái nhằm tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, các bước cho quá trình cần phải thận trọng từng bước. Đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun đã có cuộc điện đàm kéo dài 3 ngày tại Bình Nhưỡng nhằm chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2. Ông Stephen Biegun cho biết, thượng đỉnh lần 2 giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Trump sẽ tiếp tục thảo luận về các bước tiến tới phi hạt nhân hóa theo yêu cầu từ phía Triều Tiên.